Ngữ văn lớp 8 - Bài 27: Đi bộ ngao du

Ngữ văn lớp 8 - Bài 27: Đi bộ ngao du

I/ Đọc, tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- J.Ru-xô(1712-1778) là nhà văn, triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.

- Bài trích trong tác phẩm: Ê-min hay về giáo dục ra đời năm 1762.

2. Bố cục.:

3 phần.

- Từ đầu...nghĩ ngơi: Đi bộ ngao du và được tự do.

- Tiếp...làm tốt hơn: Đi bộ tăng thêm sự hiểu biết thiên nhiên, cuộc sống.

- Còn lại: Đi bộ và việc rèn luyện sức khoẻ.

3.Thể loại, phương thức biểu đạt:

- Tác phẩm nghị luận : luận văn-tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp biểu cảm

II/ Đọc, tìm hiểu chi tiết .

1. Các luận điểm chính.

+ Đi bộ ngao du và được tự do.

+ Đi bộ tăng thêm sự hiểu biết thiên nhiên, cuộc sống.

+ Đi bộ và việc rèn luyện sức khoẻ.

2. Lợi ích của việc đi bộ ngao du.

a) Đi bộ ngao du và được tự do.

- Kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ

+ Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.

+ Quan sát khắp nơi,xem xét tất cả, một dòng sông...,1khu rừng rậm ..,1 hang động ...

Xem tất cả chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

+ Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ

- Lúc đầu ông dùng đại từ ''ta''-> di bộ là phù hợp với bất cứ ai có nhu cầu ngao du.

- Chuyển sang đại từ ''tôi'' \rightarrow trình bày cuộc sống từng trải của bản thân tác giả.

- Tác giả nói đến A-min, đối thoại trực tiếp với nhân vật rồi lại chuyển sang em \rightarrow quan điểm giáo dục tiến bộ của ông đối với thế hệ trẻ, để cho trẻ em được sống hoà đồng trong môi trường tự nhiên: ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí...,em làm việc,em vận động 2 cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi

b) Đi bộ tăng thêm sự hiểu biết thiên nhiên, cuộc sống, trau dồi tri thức.

- Đi như các nhà khoa học lưùng danh: Ta-lét, Pi-ta-go, Pla-tông..

- Xem xét các tài nguyên trên phong phú mặt đất.

- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.

- Sưu tập các mẩu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên...

* Nghệ thuật: Cách nêu dẫn chứng dồn dập bằng những kiểu câu khác nhau.

- Sử dụng phép so sánh, câu hỏi tu từ.

* Tác dụng: Nhằm đề cao thực tế, khách quan, xem thường kiến thức sách vở.

*Đi bộ mở mang năng lực khám phá, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.

c) Đi bộ và việc rèn luyện sức khoẻ.

- Đi bộ sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái.

- Nghệ thuật: Sử dụng các tính từ, so sánh.

*Tác dụng: Khẳng định lợi ích của người đi bộ và khuyên mọi người muốn tránh buồn bã thì nên đi bộ.

\Rightarrow Tác giả là người tôn trọng kinh nghiệm đời sống, coi trọng tự do cá nhân, yêu quý đời sống thiên nhiên, tâm hồn giản dị.

III/ Tổng kết

  Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống của tác giả từng trãi qua luôn bổ sung cho nhau. Bài thể hiện rõ Ru-xô là người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.