Ngữ văn lớp 8 - Bài 16: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Ngữ văn lớp 8 - Bài 16: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

I/ Lí thuyết

1.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bào hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Tính chất rộng, hẹp của từ ngữ chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.

2. Trường từ vựng:

- Là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ: vũ khí: súng, gươm, đao, kiếm….

3. Từ tượng hình, từ tượng thanh:

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và của con người.

- Tác dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể , sinh động, có giá trịu biểu cảm cao.

4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định

- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

5. Trợ từ, thán từ:

- Trợ từ là những từ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

- Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

6. Tình thái từ:

- Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói

- Không được sử dụng tùy tiện, cần chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc XH và tình cảm đối với người nghe, đọc.

7. Nói quá, nói giảm nói tránh:

- Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng,…

- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

8.Câu ghép:

- Là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.

9. Dấu câu:

II/ Luyện tập

1. Từ vựng:

- Truyện dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

- Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí,…) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích…

2. Ngữ pháp 

b. Câu 1: câu ghép: có thể tách thành 3 câu đơn (những mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng)

c. Câu 1,3 là câu ghép

(quan hệ từ: cũng như, bởi vì)