Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Quê hương

Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Quê hương

I/ Đọc - tìm hiểu chú thích.

1.Tác giả, tác phẩm:

-Tế Hanh

Sinh năm 1921 tại làng chài ven biển Quảng Ngãi. Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.

-Tác phẩm: viết năm 1939 khi ông 18 tuổi.

2.Thể thơ:

8 chữ.

- Nhịp: 3-2-3; 3-5.

- Gieo vần: vần ôm và vần liền.

3. Bố cục.

-2 câu đầu: Giới thiệu về làng chài

-8 câu tiếp:Cảnh thuyền cá trở về.

-Còn lại: Nỗi nhớ làng của tác giả.

III/ Đọc,Tìm hiểu chi tiêt

1.Giới thiệu về làng chài

-Hai câu đầu:Giới thiệu về làng quê của mình và nghề nghiệp của làng.

Với cách giới thiệu rất độc đáo

2, Bức tranh lao động của làng chài

a, Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá

-Miêu tả cảnh dân chài đi đánh cá:

+ Thời gian: Sớm mai hồng.

+ Không gian: Trời trong, gió nhẹ.

*Báo hiệu một ngày làm ăn đầy hứa hẹn.

-Dân trai tráng, những con thuyền trong tư thế làm chủ, chinh phục sông biển.

-Nghệ thuật: Cánh buồm được so sánh  như  mảnh hồn làng.

b. Cảnh thuyền cá trở về.

 “Dân làng tấp nập đón ghe”

- Đó là bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.

- Lời cảm tạ trời đất đã “sóng yên biển lặng” để người dân chài trở về an toàn với “cá đầy ghe”.

- Tác giả tạo ra h/ả  dân chài lưới  “da rám nắng” “ nồng thở vị xa xăm”. * Có màu sắc có hương vị đặc trưng rất riêng.

- “Thuyền ...trở về nằm” nghỉ ngơi sau chuyến đi vất vã.

* Nghệ thuật: Nhân hoá, ẩn dụ :  Con thuyền trở nên gần gũi hơn, tự tin hơn và nó trở nên có hồn, đang hưởng thụ niềm vui sau ngày lao động.

3.Tình cảm đối với quê hương.

-“Nay xa cách”-“Luôn tưởng nhớ”

* Nổi nhớ thường trực day dứt. Nhớ tất cả, đặc biệt là mùi vị riêng biệt, đặc trưng của làng chài “Mùi nồng mặn”.

* Tác giả yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương.

IV/ Tổng kết.

1. Nội dung:

  Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt loa động của người dân chài. Bài thơ cho ta thấy tình cảm trong sáng của nhà thơ với quê hương.

2. Nghệ thuật:

 + Sức sáng tạo hình ảnh thơ.

 + Nhân hoá, so sánh đặc sắc.