Ngữ văn lớp 8 - Bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Ngữ văn lớp 8 - Bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

I/ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

1. Văn bản.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

2. Nhận xét:

- Từ ngữ biểu cảm: Nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, ai cũng phải...

- Câu cảm thán:

+ Hỡi đồng bào..

+ Hỡi anh em...

* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với văn bản Hịch tướng sĩ có điểm giống:

  Đều dùng những câu văn có giá trị biểu cảm.

* Đó là hai văn bản nghị luận vì: Tác phẩm đều nhằm nêu lên quan điểm ý kiến bàn luận phải trái, đúng sai.

* Yếu tố biểu cảm đóng vai trò giúp văn bản có hiệu quả thuyết phục.

* Cách trình bày thứ hai hay hơn, vì sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm đã gây được hứng thú, cảm xúc cho người đọc, làm bài viết hay hơn.

3. Bài học:

- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc(người nghe).

- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói,viết và phải biết diến tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm.Sự diễn tả cảm xúc phải thật sự chân thực và không được phá vỡ tính mạch lạc nghị luận của bài văn.

II/ Luyện tập:

1, Bài tập 1.


 

2, Bài tập 2:

- Thể hiện cảm xúc:Nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước nạn học vẹt,học tủ trong học Ngữ văn.

- Cách biểu hiện cảm xúc thật tự nhiên, chân thật qua đó làm nổi rõ một tấm lòng, một nỗi buồn, đang chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ.

- Những từ ngư biểu cảm, giọng điệu tâm tình, thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ..luôn thể giải bày hết nổi khổ tâm “như con vẹt”

- Hiệu quả:người đọc,nghe thấm thía,phục, tin.