Văn 8 - Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Văn 8 - Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

I/ Thế nào là đoạn văn.

 

1/ Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

2/ Nhận xét:

- Văn bản gồm 2 ý (mỗi ý viết thành một đoạn văn):

+ Ý 1( Đ 1): Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố.

+ Ý 2( Đ 2): Giới thiệu về tác phẩm “ Tắt đèn”.

* Đặc điểm:

+ Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

+ Hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.

3/ Kết luận:  Ghi nhớ SGK.

II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn.

1/ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.

a/ Từ ngữ chủ đề

+ Đ 1: Ngô Tất Tố ( ông, nhà văn).

+ Đ 2: Tắt đèn.

b/ Câu chủ đề.

+ Đ 2: Câu : “ Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”=> Mang nội dung khái quát của cả đoạn văn.

- Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có 2 thành phần chính

 - Vị trí: Đầu hoặc cuối đoạn.

c/ Kết luận: Ghi nhớ SGK

2/ Cách trình bày nội dung đoạn văn.

a/

- Đoạn 1: Không có câu chủ đề -> Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau=> Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành.

+ Đoạn 2: Câu chủ đề: “ Tắt đèn là một tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”( đầu đoạn văn). Các câu tiếp theo là rõ ý cho câu chủ đề => Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch.

b/ Câu chủ đề: “ Như vậy………tế bào”( cuối đoạn)=> Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp.

c/ Kết luận: Ghi nhớ SGK

III/ Luyện tập

Bài tập 1

- Văn bản gồm 2 ý.

- Mỗi ý diễn đạt thành 1 đoạn văn

Bài tập 2

- Đoạn a: Diễn dịch.

- Đoạn b: Song hành.

- Đoạn c: Song hành.

Bài tập 3+4: Về nhà