Ngữ văn lớp 8 - Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

Ngữ văn lớp 8 - Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn

I/ Đọc- Tìm hiểu chung

1/ Tác giả:

- Phan Châu Trinh (1872-1926) thôn Tây Hồ, xã Tam phước, Tam Kỳ, Quảng Nam.

- Ông đề xướng phong trào dân chủ. Hoạt động của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong nước.Thơ văn trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước.

 2/ Tác phẩm:

- Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” sáng tác khi bị bắt đày ra Côn Đảo.

3/ Đọc- hiểu chú thích:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

4/ Bố cục:

2 phần.

+Phần 1( khổ 1): Công việc đập đá

+Phần 2( khổ 2): Cảm nghĩ từ việc đập đá

II/ Đọc- Hiểu văn bản

1/ Bốn câu thơ đầu

- Câu 1: Quan niệm sống của người anh hùng giữa biển khơi với tư thế của 1 con người làm chủ.

=> Khắc họa tư thế sừng sững hiên ngang của người tù cách mạng.

- Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt.

- Xách búa đánh tan năm bảy đống,

  Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Nghệ thuật: Phép đối,  động từ: xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể…

=> Tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

=> Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách.

2/ Bốn câu thơ cuối

Câu 5-6:

=> Con người phong trần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi ý.

Khí phách của người tù cách mạng

Câu 7-8:

- Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.

- Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình.

- Coi khinh gian lao, tù đày

- Cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu được xem như việc con con

III/ Tổng kết

a/ Nghệ thuật:

- Giọng điệu hào hùng, ngang tàng.

- Bút pháp lãng mạn khoa trương.

- Nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh thơ đa nghĩa.

b/ Nội dung:

- Hình ảnh đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp khó khăn, gian nan cũng không sờn lòng đổi chí

- Bất khuất trước gian nguy.

- Trung thành với lý tưởng yêu nước.