Ngữ văn lớp 8 - Bài 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Ngữ văn lớp 8 - Bài 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.

1.Tác giả, tác phẩm:

-Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII.

 Ông chuyên viết hài kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, đã kích, chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội Pháp đương thời.

- Tác phẩm là vở hài kịch 5 hồi - đoạn trích cảnh 5, hồi 2.

2. Bố cục:

Chia làm 2 cảnh.

- Ông Giuốc-đanh và phó may.

- Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.

3. Thể loại:

- Hài kịch: là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.

III/ Đọc tìm hiểu văn bản.

1. Ông Giuốc-đanh và phó may.

- Cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, bộ lễ phục-niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc-đanh.

- Phát hiện:

+ Hoa may ngược chứng tỏ ông vẫn còn tỉnh táo.

+ Bác phó may lí luận rất vớ vẩn: nhà quý phái, quý tộc đều hoa may ngược \Rightarrow Tin ngay \Rightarrow Chứng tỏ kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng.

- Kịch tính gây cười:

+ Ông Giuốc-đanh \Rightarrow Chủ động phát hiện ra sai của bác thợ may \Rightarrow Bị động trước những lời nói khéo mồm, lừa lọc.

+ Bác thợ may \Rightarrow bị động (may vụng,sơ suất) \Rightarrow chủ động dồn nhà quý tộc vào thế bí, lúng túng.

-Khi phát hiện ra phó may ăn bớt vải \Rightarrow chỉ trích nhẹ nhàng.Bác phó may \Rightarrow ngượng nghịu chống chế và nhanh chống đánh trống lãng sang chuyện thử áo.

2.Ông Giuốc-đanh và bốn tay thợ phụ.

- Khi thử áo,ông lâng lâng sung sướng và khi nghe gọi: “Bẩm ông lớn, " uống rượu!" \Rightarrow nở từng khúc ruột \Rightarrow Thưởng tiền.

- Bọn thợ phụ \Rightarrow nịnh hót để moi tiền \Rightarrow  Cụ lớn, Đức ông \Rightarrow ôngGiuốc-đanh sướng đến mê mẩn tâm thần: Ồ ồ cụ lớn, không phải là một tên tầm thường! \Rightarrow Thưởng tiền.