Ngữ văn lớp 8 - Bài 9: Hai cây phong

Ngữ văn lớp 8 - Bài 9: Hai cây phong

I/ Đọc- Tìm hiểu chung.

1/ Tác giả:

- Ai-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.

- Nội dung các tác phẩm của ông ca ngợi những con người lao động nghèo khổ, dũng cảm.

2/ Tác phẩm:

- Văn bản nằm ở phần đầu truyện vừa “ Người thầy đầu tiên”.

3/ Đọc- hiểu chú thích:
- Ngôi kể: Trong văn bản người kể chuyện khi thì xưng tôi khi thì xưng chúng tôi.

=> Cách đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại- quá khứ, trưởng thành- thiếu niên nhiều người cùng trang lứa làm cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn với người đọc.

4/ Đại ý:

- Kể về thầy Đuy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai.

 II/ Đọc- Hiểu văn bản.

1. Hai cây phong biểu tượng của quê hương

a/ Làng Ku-ku-rêu:

- Nằm ven chân núi.

- Trên một cao nguyên rộng.

- Khe nước ào ào đổ xuống từ các ngách đá.

- Là thung lũng đất vàng.

-Thảo nguyên mênh mông nằm giữa những rặng núi đen.

- Con đường sắt chạy tít tận chân trời.

=> Vùng quê thanh bình có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, bao la, hùng vĩ, đẹp tựa như một bức tranh, mang màu sắc đặc trưng của vùng cư-rơ-gư-xtan.

=> Tôi yêu mến, tự hào về quê hương mình

b/  Hình ảnh hai cây phong:

- Phía trên làng.

- Giữa một ngọn đổi

- Hai cây phong như những ngọn hải đăng đặt trên núi.

Nghệ thuật: so sánh mang ý nghĩa biểu tượng

- Biết chúng từ thủa bắt đầu biết mình.

- Mỗi lần về quê đều có bổn phận tìm hai cây phong.

- Khi trở về làng lần nào cũng nghĩ thầm: sắp thấy chúng chưa….mong sao đến với hai cây phong….

- Đứng nghe mãi tiếng lá reo…say mê, ngây ngất.

=>Hai cây phong là những người bạn đầu tiên thân thiết và gắn bó với tôi từ thủa ấu thơ và suốt cả cuộc đời bằng tình cảm yêu mến thiết tha, sâu nặng.

2/ Hình ảnh hai cây phong và kí ức  tuổi thơ:

a/ Hình ảnh hai cây phong.

- Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.

- Hai cây phong khổng lồ, với các mắt mấu.

- Các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay.

- Với những bóng râm mát rượi.

- Nghiêng ngả đung đưa như đón chào.

- Khi bão dông hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Nghệ thuật: Miêu tả đậm chất hội họa=> sinh động, đẹp như một bức tranh

b/ Những kí ức tuổi thơ.

- Bức tranh thiên nhiên hiện ra với chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục, những chuồng ngựa của nông trang bé tí tẹo….

=>Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ bao la, đầy bí ẩn, đầy sự quyến rũ của đất đai, bầu trời, cảnh vật quê hương qua đôi mắt trẻ thơ lần đầu nhận thấy trên hai cây phong.

=> Làm chúng lặng đi, sau sưa, ngây ngất

=> Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui của tuổi thơ, khám phá mơ ước, đánh thức khát vọng tâm hồn của bọn trẻ

3/ Ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong.

- Ai đã trồng hai gốc phong này?

- Người đó đã mơ ước, hi vọng điều gì?

=>Mơ ước những đứa trẻ nghèo khổ, thất học làng ku-ku-rêu sẽ lớn lên, trưởng thành, mở mang kiến thức, và trở thành người hữu ích.

=> Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình thầy trò.

III/ Tổng kết:

Ghi nhớ SGK