Ngữ văn lớp 8 - Bài 8: Chiếc lá cuối cùng

Ngữ văn lớp 8 - Bài 8: Chiếc lá cuối cùng

I/ Đọc- Tìm hiểu chung

1/ Tác giả:

- O. Henri (1862- 1910) là nhà văn nổi tiếng của Mĩ.

- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

- Nội dung các tác phẩm chủ yếu viết về người lao động nghèo khổ, các tác phẩm toát lên tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương con người.

2/ Tác phẩm:

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện.

3/ Đọc- hiểu chú thích:

4/ Đại ý:

- Ca ngợi tình yêu thương con người và khát vọng về sức mạnh của nghệ thuật chân chính

II/ Đọc- Hiểu văn bản

 1/  Diễn biến tâm trạng Giôn-xi:

- Một cô gái trong tình trạng sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống.

- Không tin vào sức sống của mình.

- Tâm trạng chán nản, mệt mỏi.

- Suy nghĩ: Đếm từng chiếc lá rụng và nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời

=> Giôn-xi là một cô gái thiếu nghị lực, bi quan, tuyệt vọng và cô không còn muốn sống.

- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

- Vui vẻ trở lại, đòi ăn, soi gương, mơ ước được vẽ vịnh Na-plơ => Sự sống đã trở lại.

=> Giôn-xi đã cảm nhận được trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt, bền bỉ.
2. Nhân vật Xiu hay tấm lòng của một người bạn:

- Rất lo lắng cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn-xi.

- Chăm sóc Giôn-xi rất tận tình và chu đáo.

=> Rất yêu thương Giôn-xi.

3. Hoạ sĩ Bơ-men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng:

- Họa sĩ nghèo.

- Thường ngồi làm mẫu vẽ để kiếm tiền

- Mơ ước vẽ được một kiệt tác

- Cứu sống Giôn-xi.

- Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.

- Bị bệnh sưng phổi nặng và đã chết vì sưng phổi.

- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người.

- Được vẽ bởi một hoạ sĩ lao động quên mình.

 Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần.

Lần 1: Nhân vật Giôn-xi đi từ chết-sống.

Lần 2: Nhân vật Bơ-men đi từ sống-chết

III/ Tổng kết:

Ghi nhớ SGK