Ngữ văn lớp 8 - Bài 24: Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 24: Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo)

I. Đọc,Tìm hiểu chung   

1. Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442) quê ngoại Chí Linh-Hải Dương , là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn Trãi bi kịch đều ở mức độ tột cùng.

- Tác phẩm:

- Thể cáo 

- Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô vương, sau trở thành Minh thành tổ. (tác giả dùng từ Ngô để chỉ người nhà Minh)

2. Bố cục:

+ Tư tưởng nhân nghĩa của  tác giả (2 câu đầu)

+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. (những câu còn lại)

3, Thể loại, phương thức biểu đạt:

Thể cáo, phương thức nghị luận

II. Đọc - hiểu văn bản.

1.Tư tưởng nhân nghĩa của tác giả:

- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.

+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.

+ Điếu phạt:thương dân đánh kẻ có tội.

- Người dân mà tác giả nói tới là người dân ĐạiViệt đang bị xâm lược,còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.

=> trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.

- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.

- Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa

- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.

2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. 

- Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''

- Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... ''; ''Cửa ...''

=> Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.

- Nước ta có độc lập chủ quyền vì có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân xâm lược. (lãnh thổ và chủ quyền)

- Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng.

=> Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan khi kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định.

- Các tác giả đã thể hiện ý thức dân tộc, tự hào dân tộc sâu sắc qua từ ''đế'' - vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền khác với ''vương'' - vua chư hầu phụ thuộc vào đế, đất không có 2 hoàng đế  khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.

- Sử dụng từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác (duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị)

- Sử dụng biện pháp so sánh ta với Trung Quốc ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.

- Câu văn biến ngẫu, giọng hùng hồn nhịp nhàng, ngân vang.

3. Tổng kết  

- Lịch sử chứng minh: giặc thất bại,ta giữ vững chủ quyền.

- Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.

- Học sinh đọc ghi nhớ.