Ngữ văn lớp 8 - Bài 23: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 23: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

I/ Đọc và tìm hiểu chú thích..

1. Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc và của thế giới thời trung đại.

- Ông là người có công trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông-Nguyên.

- Ông là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Binh thư yếu lược..

- Tác phẩm:Bài hịch được viết trong thời gian kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên lần 2,3 ông viết nhằm khích lệ,động viên tinh thần yêu nước,trung nghĩa,quyết thắng của các tướng sĩ dưới quyền.

2. Hịch:

- Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua,chúa,tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để cổ động thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong,giặc ngoài

- Đặc điểm chung của Hịch: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, được viết theo thể văn biền ngẩu (từng cặp câu cân xứng với nhau).

3. Bố cục:

4 đoạn

- Từ đầu...tiếng tốt: Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước.

- Tiếp....chẳng kém gì: Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng chủ tướng, thái độ cách thức đối xử với tì tướng.

- Tiếp...có được không?: Phân tích phê phán những biểu hiện sai trái, không hợp thời.

- Còn lại: Nhiệm vụ cụ thể, cấp bách..

II/ Đọc - hiểu văn bản.

1. Đoạn 1:

Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.

- Nêu gương trung thần nghĩa sĩ hi sunh vì chủ, vì nước.

- Cách nêu từ xa đến gần, từ xưa đến nay.

- Mục đích: Tất cả chủ ý đều hướng vào tinh thần, ý chí hi sinh vì vua, vì chủ rất đáng ca ngợi

2. Đoạn 2:

a) Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng chủ tướng, thái độ cách thức đối xử với tì tướng

- Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù, được lột tả bằng những hành động cụ thể:

 + Đòi ngọc lụa.

 + Hạch sách bạc vàng.

 + Vét kiệt của cải.

 + Hung hãn như hổ đói như cú diều, như dê chó.

 + Đi lại nghênh ngang.

 + Bắt nạt tể phụ.

- Nghệ thuật: Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ-vật hoá,thể hiện lòng căm giận, khinh bỉ giặc và tác giả chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền bị xâm phạm.

- Nổi căm tức và khinh bỉ của tác giả cố nén vì quan hệ ngoại giao

* Thái độ Trần Quốc Tuấn: 

Quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim, thắt ruột thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, sẳn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

b) Tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình.

- Không có mặc -> cho áo.

- Không có ăn ->cho cơm.

- Lương ít ->cấp bổng.

- Đi thuỷ,đi bộ...cùng nhau sống chết... vui cười.

=> Quan hệ chủ tướng nhằm khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ lòng nhân ái, thuỷ chung của những ngưòi chung hoàn cảnh..

=> Thể hiện sự gắn bó quan tâm yêu thương sâu nặng cụ thể, kịp thời đầy ân tình và bao dung giữa chủ và bầy tôi.

*Những biểu hiện sai trái trong hàng ngũ tướng sĩ:

+Vui chọi gà,ham đánh bạc,thích rượu ngon, mê tiếng hát.

+Thú vui ruộng vườn,lo làm giàu,ham săn bắn.

-Trần Quốc Tuấn tập trung phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quang trước vận mệnh đất nước và sự ham chơi hưởng lạc , sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc.

- Thái độ tác giả: Phản ứng bất bình, nói thẳng gần như sĩ mắng: “không biết lo”,“không biết thẹn”,“không biết tức”.

*Mục đích:Mong muốn các tướng sĩ là:

  + Nêu cao tinh thần cảnh giác.

  + Chăm lo tập dượt cung tên.

* Nghệ thuật: So sánh, tương phản, điệp từ điệp ý tăng tiến và sử dụng những từ mang tính phủ định “không còn, cũng mất, bị tan, cũng khốn” khi nêu viễn cảnh đầu hàng, thất bại.

- Khi nêu viễn cảnh chiến thắng tác giả dùng những từ mang tính chất khẳng định “Mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu thơm.”

- Nghệ thuật điệp ngữ,điệp ý có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, giúp người đọc thấy đúng sai,nhận ra điều phải trái.

 3. Những nhiệm vụ cấp bách.

- Phải đọc và làm theo sách:“Binh thư yếu lược”.

- Có thái độ dứt khoát:Giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Phải biết rửa nhục.

- Khích lệ căm thù giặc,nổi nhục mất nước.

- Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung.

- Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước.

- Khích lệ lòng tự trọng, nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.

=> Khích lệ lòng yêu nước bất khuất quyết chiến thắng kẻ thù.

IV.Tổng kết.

1. Nội dung: 

Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

2. Nghệ thuật:

Đây là áng văn chính luận xuất sắc, có sự lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.