Ngữ văn lớp 8 - Bài 22: Câu phủ định

Ngữ văn lớp 8 - Bài 22: Câu phủ định

I.Đặc điểm hình thức và chức năng:

Ví dụ 1.

a. Các câu b,c,d khác với câu a vì có chứa các từ phủ định: không,chưa,chẳng.

b. Các câu b, c, d khác với câu a vì:

+ Câu a là khẳng định việc Nam đi Huế.

+ Câu b,c,d là phủ định việc Nam đi Huế.

Ví dụ 2.

a.Các câu có từ phủ định:

- Không phải,nó chần chẫn như cái đòn càn.

- Đâu có!

b. Mục đích:

- Không phải: Bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.

- Đâu có: trực tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ ngà và gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.

Kết luận.

* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải.

* Câu phủ định dùng để :

- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

II. Luyện tập

Bài tập 1

Xác định câu phủ định bác bỏ.

a.- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu!

\rightarrow Bác bỏ điều mà lão Hạc dằn vặt, đau khổ.

b.- Không chúng con không đói nữa đâu.

\rightarrow Bác bỏ điều mà cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em nó đói quá.

Bài tập 2

a) Không phải là không= có (khẳng định)

b) Không ai khôn = ai cũng (khẳng định)

c) Ai chẳng= ai cũng (khẳng định)

- Các câu trong sách giáo khoa dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh và có sức thuyết phục cao.

- Các câu khẳng định tương đương thường ít có sức thuyết phục hơn.

Bài tập 3: 
Nhận xét câu văn:

Choắt không dậy được nữa,nằm thoi thóp.

- Nếu thay từ phủ định không bằng chưa thì phải viết lại:

“Choắt chưa dậy được,nằm thoi thóp”.(Bỏ từ nữa)

-Viết không dậy được nữa có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được nữa.(Phủ định tuyệt đối)

-Viết chưa dậy được có nghĩa là sau đó có thể dậy được (Phủ định tương đối)

*Các câu văn của Tô Hoài rất phù hợp với diễn biến câu chuyện,vì vậy không nên viết lại.

Bài tập 4: Bốn câu a,b,c,d là những câu phủ định bác bỏ, những không dùng từ phủ định.

Bài tập 5: Không thể thay thế được vì:

- Quên:vào thời điểm căm thù giặc cao độ, tác giả không để tâm đến những chuyện bình thường ấy.

- Không:Phủ định tuyệt đối, hơI lên gân, giảm sức thuyết phục.

- Chưa: thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra, nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí quyết tâm phá giặc.

- Chẳng: Phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng. Sai lạc với chủ đề của văn bản.