Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Khi con tu hú

Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Khi con tu hú

I/ Đọc, tìm hiểu chung:

1.Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả:

Tố Hữu (1920-2002) là ngọn cờ đầu trong văn thơ cách mạng.

-Tác phẩm: Bài thơ được viết trong tháng 7/1939 khi nhà thơ đang bị giam cầm.trong nhà lao Thừa Phủ

2.Thể thơ, phương thức biểu đạt

- Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3.Bố cục:

2 đoạn.

- 6 câu đầu: Tiếng chim tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng nhà thơ.

- 4 câu tiếp: Tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng tự do cháy bỏng trong lòng người tù.

II/   Tìm hiểu chi tiết.

1. Bức tranh mùa hè.

 + Hình ảnh: Tiếng ve ran, lúa chiêm, tráI cây, cánh diều chao lượn, đặc biệt là tiến chim Tu hú.

 + Cảnh trời đất vào hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị. Mọi vật đang phát triển hết sức tự nhiên mạnh mẽ.

 - Nghệ thuật: “đang, chín, ngọt, dần, dậy, ngân, rây, vàng, càng, lộn, nhào..”=>Những động từ, tính từ diễn tả sự sống động, phát triển mạnh mẽ khi hè đến.

2. Tâm trạng người tù.

 “Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi

      Ngột làm sao chết uất thô”.

* Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt. Ngột ngạt vì sự chật chội tù túng nóng bức của phòng giam vào mùa hè. Uất hận vì sự vật được tự do còn người chiến sĩ thì mất tự do.

*Thể hiện niềm khao khát cháy nỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

* Giống: Âm thanh, tượng trưng cho lòng yêu đời, khát vọng tự do.

* Khác: Đầu bài là tiếng chim gọi bầy báo hiệu mùa gặt, với tâm trạng bồn chồn của nhà thơ.Cuối bài là tâm trạng và cảm giác u uất, bực bội, ngột ngạt, muốn tung phá để giành tự do.

IV/ Tổng kết.

1. Nội dung:

Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bởng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

2.Nghệ thuật:

-Thể lục bát bình dị, thiết tha.

-Giọng thơ tự nhiên trong sáng, khoáng đạt, dằn vặt.