Ngữ văn lớp 8 - Bài 11: Câu ghép

Ngữ văn lớp 8 - Bài 11: Câu ghép

I/ Đặc điểm của câu ghép.

1/ Ví dụ:

1/ Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

2/ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

3/ Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học.

2/ Nhận xét:

- Câu 1: có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn( câu đơn mở rộng tp VN).

- Câu 2: Có một cụm C-V( câu đơn).

- Câu 3: Có ba cụm C-V không bao chứa nhau, ( cụm C-V cuối cùng giải thích cho cụm C-V thứ hai) =>Câu ghép.

3/ Kết luận: 

Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau ( hay nằm ngoài nhau

Ví dụ

+ Lớp 8A quét sân, lớp 8B trồng cây, lớp 8c chở đất.

II/ Cách nối các vế trong câu ghép

1/ Ví dụ:

2/ Nhận xét.

a/ Trời // mưa to quá nên tôi // không đi học được ( một quan hệ từ)

b/ trời // mưa to quá nên tôi // không đi học được( Cặp quan hệ từ)

c/ Trời // mưa to quá, tôi // không đi học được ( dấu phẩy)

d/ Trời // càng mưa to, đường // càng lầy lội( cặp từ hô ứng)

III/ Luyện tập

Bài tập 1:

a.- U van Dần, u lạy Dần! (dấu phẩy)

- Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. (dấu phẩy)

- Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (dấu phẩy)

- Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (dấu phẩy)

- Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông trói nốt cả u, cả Dần đấy. (dấu phẩy)

b. Cô tôi dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng (dấu phẩy)

- Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ,(thì) tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy có thể thay dấu phẩy bằng từ thì).

c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay (nối bằng dấu hai chấm).

d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì).

Bài tập 2:

a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn.

b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.

c. Tuy nhà khá xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ.

d. Không những Vân học giỏi mà cô ấy còn rất khéo tay.

Bài tập 3:

a - Trời mưa to nên đường lầy lội.

   - Đường lầy lội vì trời mưa to.

b - Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.

   - Nam sẽ thi đỗ nếu nó chăm học.

c - Nhà khá xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ.

   - Bắc vẫn đi học đúng giờ dù nhà khá xa.

d - Vân học giỏi mà cô ấy còn rất khéo tay.

   - Vân chẳng những khéo tay mà cô ấy học rất giỏi.