Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp

NHÂN VẬT GIAO TIẾP

Phân tích các ngữ liệu 1 SGK / Trang 18

      a/ Các nhân vật giao tiếp là hắn ( nhân vật Tràng) và thị. Họ là những người trẻ tuổi, cùng lứa, cùng tầng lớp xã hội( những người lao động nghèo), khác nhau về giới tính

      b/ Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, nghĩa là có sự luân phiên lượt lời. lượt lời đầu tiên của nhân vật thị có 2 phần: phần đầu nói với các bạn gái, phần sau nói với hắn -> sự giao tiếp chuyển đổi nhanh chóng và tự nhiên

      c/ Các nhân vật giao tiếp đều ngang hàng, bình đẳng về lứa tuổi, về tầng lớp xã hội. Vì thế sự giao tiếp diễn ra tự nhiên, thoải mái: nhiều câu nói trống không( không có chủ ngữ, không có từ xưng hô) hoặc dùng từ xưng hô thân mật ( đằng ấy, nhà tôi), nhiều câu đùa nghịch thân mật, dùng cả hình thức hò dân gian

       d/ Lúc đầu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ, không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật, gần gũi do cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội

       e/ Những đặc điểm về vị thế xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp… đã chi phối lời nói của các nhân vật: Họ đều nói về chuyện làm ăn, công việc và miếng cơm manh áo. Nói năng luôn có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ( cười như nắc nẻ, đẩy vai nhau, cong cớn, lon ton chạy, liếc mắt, cười tít…), lời nói mang tính chất khẩu ngữ ( này, đấy, có khối, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ)…

     Ngữ liệu 2/ 19:

       a/ Các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo, lí Cường, các bà vợ bá Kiến, dân làng…

       b/ Vị thế của bá Kiến cao hơn tất cả những người nghe trong đoạn trích -> do đó, bá Kiến có giọng hống hách. Tuy nhiên, phần lớn lời bá Kiến không có lời hồi đáp, vì người ta sợ hoặc vì nể, không muốn can hệ đến sự việc

       c/ Đối với Chí Phèo, bá Kiến có vị thế cao hơn. Nhưng trước cảnh Chí Phèo rạch mặt ăn vạ và đổ tội cho cha con bá Kiến, bá Kiến đã lựa chọn một chiến lược giao tiếp khôn ngoan, gồm nhiều bước: Bước 1 là xua đuổi các và vợ và dân làng để tránh to chuyện, để cô lập Chí Phèo và dụ dỗ hắn, để giữ thể diện với dân làng. Bước 2: “ hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng từ xưng hô tôn trọng ( anh), bằng giọng nói có vẻ bông đùa, vui nhộn ( Cái anh này nói mới hay, Lại say rồi phải không?), tỏ vẻ quan tâm, với cách nói của những người bạn gần gũi( Về bao giờ thế?, Đi vào nhà uống nước)Bước 3: Nâng cao vị thế của CP: dùng ngôi ngang bằng để xưng hô ( ta), coi CP là người trong nhà đối lập với người ngoài, coi CP là người lớn, người có họ. Bước cuối cùng là giả vờ kết tội lí Cường, bênh vực CP để hoàn toàn xua tan cơn thù hận của CP

      d/ Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến đã đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp: CP thấy lòng nguôi nguôi, chấm dứt cuộc chửi bới, rạch mặt, ăn vạ