Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

I/ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:

     Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện sau:

        1/ Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn…

=> Sự trong sáng của Tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung , ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.

 

        2/ Sự trong sáng không dung nạp tạp chất, không cho phép pha tạp, lai căng những yếu tố không cần thiết của ngôn ngữ khác nhưng tiếng Việt có thể vay mượn các yếu tố cần thiết từ tiếng nước ngoài để làm phong phú vốn từ của mình. Tuy nhiên không nên lạm dụng tiếng nước ngoài làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt.

       3/ Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Tránh nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó

-         Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt.

-         Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt.

-         Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai.

-         Phải biết cám ơn người khác khi được giúp đỡ.

-         Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.

-         Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp…

II./ TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:

-          Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí tiếng Việt, coi đó là ” Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”

-         Có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, qui tắc chung để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

-         Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết,  từ ngữ, ngữ pháp,  đặc điểm phong cách. Muốn vậy bản thân phải luôn trau dồi, học hỏi.

-         Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.

-         Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.

-         Biết làm cho tiếng Việt phát triển giàu có thêm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạ hóa và sự hòa nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.

II/ TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:

      1/ Có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt

      2/ Có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt, hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp…

      3/ Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong quá trình sử dụng tiếng Việt để giao tiếp( nói hoặc viết), cần tuân thủ đúng các chuẩn mực, quy tắc nhưng cũng biết vận dụng sáng tạo để ngôn ngữ của dân tộc hay hơn, đẹp hơn.