Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a- Đề 1:

a1- Gợi ý tìm hiểu đề

- Đặc sắc của kết cấu truyện: Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi thay, bị áp giải đi xem đá bóng), nhưng thật ra đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ bịp bợm đen tối. 

- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:

+ Việc xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí bỗng thành một tai hoạ giáng xuống người dân.

+ Sự tận tụy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ.

- Đặc điểm của ngôn ngữ truyện:

+ Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lời, mỗi cảnh có khoảng 2 dòng, như muốn để người đọc thiểu lấy ý nghĩa. 

+ Ngôn ngữ các nhân vật: lời đối thoại rất tự nhiên, sinh động,... thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang kiểu cách hành chính nào cả... Qua ngôn ngữ các nhân vật, người đọc có thể hình dung đó là một xã hội hỗn độn.

- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: Tác già dùng bút pháp trào phúng để châm biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện không phải hoàn toàn bịa đặt. Để tách người dân khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã bày ra các trò thể dục thể thao (đua xe đạp, thi bơi lội, đấu bóng đá) để đánh lạc hướng. Do đó truyện này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm biếm sâu sắc.  

b) Gợi ý xây dựng dàn bài

Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn Tinh thần thể dục của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 

Thân bài : Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Tinh thần thể dục: kết cấu truyện độc đáo, mâu thuẫn trong truyện nhiều dạng vẻ và ý nghĩa của cái cười trong truyện ngắn Tinh thần thể dục.

Kết bài: Qua tác phẩm, cần thấy được mối quan hệ giữa văn học và thời sự ; văn học và sự thức tỉnh xã hội.

a2- Đề 2

a) Gợi ý tìm hiểu đề

- Trong Chữ người tử tù, tác gia sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ, cách nói cổ để dựng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn. Với giọng  văn cổ kính trang trọng, tác giả nói đến những con người tài hoa, trọng thiên lương nay chỉ còn là vang bóng của một thời.

- Trong Hạnh phúc của một tang gia tác giả dùng nhiều từ, nhiều cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính chất già dối, lố lăng, đồi bại của một số người tự nhận thuộc giới thượng lưu những năm trước Cách mạng tháng Tám.

- Việc dùng từ, chọn giọng văn phải hợp với chủ đề của truyện, và thể hiện đúng tư tưởng tình cảm của tác giả.

b) Gợi xây dựng dàn bài

Có thể viết theo trình tự các câu hỏi khi tìm hiểu đề để lập dàn bài cho riêng mình.

2- Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

Như Ghi nhớ (SGK)

3. Luyện tập

a. Nhận thức đề

Yêu cầu nghị luận một khía cạnh của tác phẩm: nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

b.Lập dàn ý:

Mở bài: Truyện ngắn “Vi hành” châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo Pa-ri.

Thân bài:

-Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các mặt:

+ Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng).

+ Biến Khải Định thành một kẻ có hành động lén lút đáng ngờ (vi hành vào xóm ăn chơi, vào hiệu cầm đồ,...).

+ Biến mật thám Pháp thành những người “phục vụ tận tuỵ” (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn...

- Cần chú ý đến những từ ngữ, giọng văn tác giả đã sử dụng (qua những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp).

Kết bài: Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Vi hành”