Đò Lèn - Nguyễn Duy

Đò Lèn - Nguyễn Duy

ĐÒ LÈN – NGUYỄN DUY

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên khai sinh; Nguyễn Duy Nhuệ, sinh: 1948, quê: Thanh Hoá. Ông từng chiến đấu ở chiến trường nôi rtiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng Trị.

- Thơ ông hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự kắng kết của những giá trị vĩnh hằng. những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cỏ điển phương Đông.

2. Hoàn cảnh sáng tác

     Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết. Bài thơ ra đời tháng 9/1983. Đây là thời điểm văn học chuẩn bị có bước đổi mới. Đò Lèn ra đời dự báo sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời đại mới.

3.Chủ đề bài thơ

       Mặc dù đã muộn người cháu vẫn nhớ lại hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo giữa cuộc đời bên cạnh sự vô tư đến vô  tâm của mình. Đồng thời thể hiện sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi người, để càng đau đớn, tiếc xót vì thương bà.

4. Bố cục

- Phần một (5 khổ thơ đầu): người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình.

- Phần hai (khổ cuối) Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi người để càng đau đớn, tiếc xót vì thương bà.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1/ Những kỉ niệm thời tuổi thơ của tác giả:

     + Tuổi thơ ai cũng có nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả gắn liền với hoàn cảnh mồ côi, sống với bà từ nhỏ. Những kỉ niệm chân thực và sống động gợi hình ảnh một chú bé hiếu động với những trò tinh nghịch của một đứa trẻ vùng nông thôn nghèo: câu cá, níu váy bà đi chợ, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn… Có những kỉ niệm gắn với không gian văn hoá làng quê: xem lễ, mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn…-> tạo dấu ấn không thể quên trong tâm hồn nhà thơ về làng quê, dân tộc, đặc biệt là về người bà thân yêu của mình.

      + Nét mới mẻ trong cách nhìn  của tác giả về chính mình trong quá khứ: thẳng thắn, thành thật, tôn trọng dĩ vãng, không hề thi vị hoá sự thật -> tạo nên chất thơ từ hiện thực đời sống

2/ Tình cảm sâu nặng với người bà của mình:

      + Hình ảnh người bà cơ cực, âm thầm chịu đựng vất vả để nuôi đứa cháu mồ côi  khôn lớn hiện lên rất cảm động: bà mò cua xúc tép, đi gánh chè xanh… thập thững những đêm hàn, đi bán trứng…

      + Hình ảnh bà trong tâm thức đứa cháu cũng thiêng liêng như tiên, Phật, thánh thần… “ Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực - giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần”,  những điều kì diệu của cuộc sống được tác giả tiếp thu bắt đầu từ hình ảnh người bà giàu tình thương yêu và đức hi sinh cho cháu “ Cái năm đói, củ rong riềng luộc sượng - cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm

      + " khi tôi biết thương bà thì đã muộn - bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi": Câu thơ kết thúc bài gây ấn tượng mạnh và nỗi xúc động lớn trong lòng người đọc, cho thấy cả bài thơ là nỗi ăn năn, day dứt vì thương bà, đó là tình thương chân thành và sâu sắc nhưng đã muộn, khi cơ hội đền đáp đã không còn nữa.

1. Phần một (5 khổ thơ đầu- 18 phút)

- Say mê với trò chơi con trẻ: câu cá, bắt chim, theo bà đi chợ, ăn trộm nhãn, lên đền Cây Thị chơi, chân đất đi xem lễ, xem hát văn, cô đồng...

 

- Tám câu thơ gợi ra  nhiều kỉ niệm của tuổi thơ; cái thú theo bà đi chợ (níu váy bà sự lạc), có cái tinh nghịch "bắt chim sẻ trên vành tai tượng phật" và cả chuyện ăn trộm nhãn, đi chân đất, xem hát...Tất cả gắn với các cái tên rất cụ thể cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng,v.v. " thể hiện rõ tính chân thật của cảm xúc ...

- Cuộc sống ở làng quê yên bình, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi...

- Mò cua xúc tép

- Gánh trè xanh Ba Trại

- Buôn bán ngược xuôi: "Quán Cháo, Đồng Dao"