Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 

I/ Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm:

    Bài 1/ 194:

    Phát hiện lỗi nêu luận điểm trong các ngữ liệu và sửa lỗi

a/  Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý

b/ Không nêu được luận điểm khái quát

c/ Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, luận cứ nêu ra quá nghèo nàn, sơ lược không tương ứng với những luận điểm đã trình bày

 => Lỗi nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với luận cứ

II/ Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:

     Bài 1/195:

    Chỉ rõ các lỗi nêu luận cứ trong các đoạn văn sau và cách sửa:

a/ Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác: nắng chiều xuống -> bầu trời trở nên xanh mênh mông bát ngát; “ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”

b/ Luận cứ thiếu chính xác “ Đất nước sau hơn hai thế kỉ… hoàn toàn”. Luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng, cần bổ sung các luận cứ phù hợp với luận điểm “ Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”

c/ Luận cứ thiếu tính hệ thống, lôgíc theo trật tự thời gian lịch sử. Luận cứ không phù hợp với luận điểm “ Ải Chi Lăng… Cửa biển Bạch Đằng không phải là “tên tuổi

 => Lỗi nêu luận cứ thiếu chính xác, không đầy đủ, toàn diện, không liên quan đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc rườm rà

III/ Lỗi về cách thức lập luận:

    Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận và sửa lỗi:

a/ Trình bày luận cứ thiếu lôgíc, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ luận điểm

b/ Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện vì chỉ tập trung vào “ cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao

c/ Luận cứ không phù hợp với luận điểm, lập luận lộn xộn, thiếu lôgíc

=> Lỗi lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm