TIẾNG HÁT CON TÀU - Chế Lan Viên

TIẾNG HÁT CON TÀU - Chế Lan Viên

       TIẾNG HÁT CON TÀU

                                                                          Chế Lan Viên

I/ Vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

 

+ Chế Lan Viên ( 1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở tỉnh Quảng Trị.

+ Ông là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

+ Tác phẩm chính: Điêu tàn ( 1937), Ánh sáng và phù sa ( 1960), Hoa ngày thường chim báo bão ( 1967), Những bài thơ đánh giặc ( 1972)…

+ Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa. Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 - 1960.

II/ Nội dung:

1/ Ý nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ:

       + Con tàu: biểu tượng cho tâm hồn khao khát lên đường, vượt lên khỏi cuộc sống cá nhân nhỏ hẹp để đến với cuộc đời rộng lớn

       + Tây Bắc: ngoài ý nghĩa chỉ một địa danh cụ thể còn có nghĩa biểu tượng cho cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nước, là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

       + Tiếng hát con tàu: Tiếng hát của khát vọng lên đường đến với Tây Bắc, cũng là đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân đất nước, ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật.

2/ Sự trăn trở và lời lời mời gọi lên đường:

     + Sự trăn trở, lựa chọn của người nghệ sĩ giữa cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nước và cuộc sống cá nhân nhỏ hẹp -> xác định: cuộc sống rộng lớn là ngọn nguồn của sáng tạo thơ ca, không thể sống và sáng tác trong cái tôi cá nhân nhỏ hẹp của riêng mình “ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”

     + Lời mời gọi đến với Tây Bắc tha thiết “ Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi - Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng” “ Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi

3/ Khát vọng về với nhân dân, với những kỉ niệm kháng chiến đầy tình nghĩa:

 

     + " Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ - Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa - như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa - Chiếc nôi ngững bỗng gặp cánh tay đưa": Những hình ảnh so sánh diễn tả niềm hạnh phúc lớn lao khi được trở về với nhân dân, về với những gì thân thuộc, gần gũi, với nguồn sống, sự nuôi dưỡng, che chở, cưu mang.

     + Nhớ những kỉ niệm về quần chúng kháng chiến: Điệp ngữ và cách xưng hô thân tình, ruột thịt của nhà thơ với quần chúng kháng chiến: con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế… gợi  những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến: người anh du kích ( chịu đựng gian khổ thiếu thốn, giàu tình nghĩa đồng chí đồng đội), em liên lạc( tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao), bà mẹ chiến sĩ ( hi sinh âm thầm lặng lẽ, tình yêu thương, che chở ) em gái nuôi quân( tình yêu gắn liền với lí tưởng cách mạng)

      + Nhớ những kỉ niệm về một vùng đất: Từ những hình ảnh thực, cụ thể “ Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ” đến  những hình ảnh khái quát, mới lạ, đầy sáng tạo “ Tình yêu làm đất lạ hóa quê  hương…Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” -> những câu thơ giàu chất suy tưởng, cô đúc như những câu châm ngôn, triết lí nhưng vẫn thấm đượm tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước. Phép màu của tình yêu làm cho những miền đất xa lạ thành thân thiết, thành máu thịt, tâm hồn.

4/ Khúc hát lên đường:

      + Tiếng gọi của đất nước, nhân dân đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời giục giã của chính lòng mình “ Đất nước gọi hay lòng ta gọi - Tình em đang mong tình mẹ đang chờ”, thành nỗi khao khát lên đường “ Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội - Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga”

      + Đường lên Tây Bắc cũng là về với ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo “ Tây Bắc ơ,i người là mẹ của hồn thơ”

      + Lên Tây Bắc cũng là đến với cuộc sống rộng lớn tràn đầy ý thơ của nhân dân, đất nước “ Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào… Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”

5/ Nghệ thuật:

 

      + Sự sáng tạo hình ảnh: hình ảnh cụ thể của đời sống “ bản sương giăng, đèo mây phủ, chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, hình ảnh giàu sức gợi “ lửa hồng soi tóc bạc”, hình ảnh mang tính biểu tượng giàu ý nghĩa “ con tàu, vầng trăng, suối lớn mùa xuân”

      + Các phép tu từ so sánh, ẩn dụ