Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI

 

I/ Viết phần mở bài:

Yêu cầu của phần viết mở bài văn nghị luận:

     + Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

     + Có 2 cách mở bài: trực tiếp giới thiệu vấn đề hoặc gián tiếp giới thiệu qua việc đưa một câu thơ, câu văn, câu nói có liên quan đến vấn đề rồi dẫn dắt vào vấn đề.

      Ngữ liệu 1/ 112, 113:

      + Mở bài 1 là cách mở bài thông dụng học sinh hay làm. Giới thiệu được vấn đề nhưng còn mờ nhạt, chưa tạo được ấn tượng do sa đà vào việc giới thiệu tác giả.

      + Mở bài 2 và 3 đạt yêu cầu giới thiệu rõ vấn đề cần nghị luận

      Ngữ liệu 2/ 113,114:

      + Mở bài 1: Giới thiệu vấn đề: quyền độc lập, tự do của mỗi dân tộc bằng việc dẫn dắt những bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới

      + Mở bài 2: Giới thiệu bài thơ Tống biệt hành, một thi phẩm độc đáo của Thâm Tâm bằng cách so sánh vị trí của Thôi Hiệu trong thơ Đường với vị trí của Thâm Tâm đối với thơ mới

      + Mở bài 3: Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo, một tác phẩm sâu sắc và độc đáo của Nam Cao trong sự so sánh với các tác phẩm cùng viết về đề tài người nông dân khác

II/ Viết phần kết bài:

      Yêu cầu của phần kết bài văn nghị luận:

      + Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành ( bằng những cụm từ: Tóm lại, Như vậy, Như đã đề cập tới, Vì những lẽ trên, ...)

       + Đánh giá khái quát về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề

       + Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn

      Ngữ liệu 1/ 114:

      + Kết bài 1 không phù hợp vì không nói về nhân vật người lái đò mà nói chung chung về tác phẩm

      + Kết bài 2 phù hợp với yêu cầu đề bài

      Ngữ liệu 2/ 115:

       + Kết bài 1,2 đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của phần kết bài đã nêu trên ( phân tích)