Số phận con người - M. Sô-lô-khốp

Số phận con người - M. Sô-lô-khốp

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Sô-lô-khốp

I. Tìm hiểu chung.

   1. Tác giả.

     a) Cuộc đời.

     -  M. Sô-lô- khốp (1905- 1984) .

     - Là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự nhận giải thưởng nobel văn học năm 1965và nhiều giải thưởng khác (giải thưởng quốc gia và được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học)

     - Xuất thân trong gia đình lao động ở Rôxtôp vùng thảo nguyên sông Đông nước Nga. Tác phẩm của ông thấm đẫm hơi và  linh hồn của vùng Sông Đông.

     - Còn nhỏ: Tham gia nhiều hoạt động của chính quyền Xô Viết. Là thư kí ủy ban, xóa nạn mù chữ, thu mua lương thực chống đói.

   - Năm 1922 Ông lên Matxcơva làm nhiều  nghề kiếm sống.      

   - Trong chiến tranh( 1941-1945 chiến tranh vệ quốc): Là phóng viên có mặt nhiều nơi trên chiến trường.  

 - Sau chiến tranh: Tham gia nhiều hoạt động xã hội được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động Liên Xô

 b) Sự nghiệp.

    * Đề tài.

  -  Viết thành công đề tài sông Đông

   Tác phẩm. Truyện sông Đông 1926, Sông Đông êm đềm(1920-1945)  ( Giải nobel 1965)

   Tiểu thuyết;Sông Đông êm đềm Đồ sộ với 4 quyển 8 phần viết từ 1925 hoàn thành vào1940(Quyển 1 được viết xong năm 1927)

    Nội dung: Viết về cuộc sống và con người sông Đông sau cách mạng tháng 10 và thời kì nội chiến, toát lên tư tưởng nhân đạo sâu sắc Quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước của dân tộc của nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.

  - Viết thành công về đề tài chiến tranh và hậu chiến.

   Tác phẩm: Họ sống và chiến đấu(Khởi thảo ngoài chiến trường từ 1943 tiếp tục viết đến 1969); Đất vỡ hoang ( 1941-1959) Được coi là sách giáo khoa về cuộc sống nông thôn) Số phận con người( 1945-1957)

      * Phong cách nghệ thuật : Bút pháp hiện thực táo bạo.

=> Là nhà văn Nga lỗi lạc có tâm có tài tên tuổi và tác phẩm của Sô-lô-khốp làm rạng rỡ nền văn học Nga Xô Viết. Sự nghiệp văn chương của Sô-lô-khốp đã đưa ông vào hàng ngũ những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX. 

    2. Tác phẩm Số phận con người.

  a) Hoàn cảnh sáng tác.

    - Số phận con người được đăng trên hai số báo sự thật ngày 31.12.1956 và 1.1.1957 tại Matxcova. Gồm phần mở đầu kết thúc và Ba chương.

     -  Bối cảnh : Bầu không khí xã hội tràn đầy tinh thần dân chủ; Văn học Nga và văn học thế giới rộ lên xu hướng tìm hiểu số phận con người.

   b ) Tóm tắt.

     - Nhân vật trung tâm: Xô-cô-lốp và Va-ni-a

     - Nhân vật chính của truyện là An- đrây Xô cô lốp - từng là một người lính Xô -viết . Anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ

của mình ...

 - Tóm tắt.

b) Giá trị.

  - Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết.

  - Truyện có một dung l­ượng tư­ tưởng lớn khiến cho có ng­ười liệt nó vào loại tiểu  anh hùng ca.

3) Vị trí đoạn trích.

      Thuộc phần cuối truyện kể về quãng đời  sau chiến tranh của sô-cô-lốp.

II. Đọc - Hiểu văn bản.

   1. Chiến tranh và thân phận con người. 

    a) Hình tượng Xô-cô-lốp.

        * Trong chiến tranh.

          + Là một chiến sĩ Hồng Quân kiên cường, khí phách.

          + Qua lời nói của tên chỉ huy Đức khi anh bị bắt làm tù binh.

Mày là một thằng lính Nga chân chính. Tao cũng là lính tao trọng những địch  thủ có khí tiết. Tao sẽ không bắn mày.

       + Chiến đấu bị thương hai lần.

       + Bị đày đọa trong trại tập trung của phát xít Đức vẫn giữ khí phách anh hùng của người Lính Xô Viết.

      + Vợ và con gái bị bom giết hại từ 1942.

      + Con trai A-na-tô-li một học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, hy sinh trong ngày chiến thắng tại Béc lin. 

=> Chịu nhiều đau thương cay dắng đối diện với nỗi đau cùng cực

 *  Sau chiến tranh (Trước khi gặp bé Va-ni-a)

       - Hoàn cảnh:

     “ Tôi đã chôn  trên đất người........ cuối cùng của tôi” chịu trăm ngàn cay đắng.

      + Không vợ con, không nhà cửa không hy vọng không trở về quê hương.

       + Trở thành người lang thang ăn nhờ ở đậu chìm trong me rượu để trốn tránh quá khứ.

   - Tâm trạng:

         + Vỡ tung, mất hồn, Rơi vào nỗi đau cùng cực  Âm thầm chịu đựng.

         + Sống như người lao động bình thường.

         + Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau  Bế tắc.

         + Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời