Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP

 CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

I. Tìm hiểu ngữ liệu:

“Chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yeu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ….

Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu ...”

-> TG đã kết hợp các phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự

Gồm:  tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính – công vụ.

 => Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng :

 + Nắm được diễn biến các sự việc , sự kiện  (tự sự)

 + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả)

 + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm)

 + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh )

 + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật ( hành chính – công vụ)

II. Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận

- Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn .

- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt  thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận ( trong bài văn nghị luận thì phương thức biểu đạt nghị luận phải giữ vai trò chủ đạo , là phương thức chính )

(Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, những yếu tố này không làm mờ đi đặc trưng của bài văn.

- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào nghị luận phải chịu sự chi phối và phục vụ quá trình nghị

luận.)

+ Ví dụ : “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại . Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi . Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp !”

III. Đưa yếu tố  thuyết minh vào bài văn nghị luận

- Đoạn trích là một văn bản nghị luận  về vấn đề : Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?

- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.

 - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả , vì nó đưa những tri thức khách quan , khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .

=> Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài nghị luận là cần thiết.

- Tác dụng: Tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn (Lí thuyết, thực tiễn...)