Đô-xtôi-ép-xki - X.Xvai-Gơ

Đô-xtôi-ép-xki - X.Xvai-Gơ

Đọc thêm: ĐÔ – XTÔI – ÉP – XKI.( Trích)

X. Xvai – gơ

1/ Vài nét về tác giả:

      + Xtêphan Xvai-gơ( 1881- 1942), nhà văn Áo gốc Do Thái. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu luận và chân dung văn học của ông nổi tiếng ở châu Âu và thế giới.

      + Tác phẩm tiêu biểu: “ Ba bậc thầy: Đô-xtôi-ép-xki – Ban-dắc – Đích-ken”. Đoạn trích trên lấy từ tác phẩm này của Xvai-gơ.

2/ Thể loại: Chân dung văn học

3/ Nội dung:

       a/ Chân dung văn học Đô – xtôi –ép –xki:

      + Con người yêu nước Nga, đặc biệt gắn bó tâm hồn với nước Nga “ trái tim ông chỉ đập vì nước Nga”

       + 2 thời điểm trong cuộc đời ông:

           = Thời điểm phải sống lưu vong ở nước ngoài trong cảnh bần cùng nghèo khổ " đến ngân hàng mòn mỏi chờ đợi tờ séc… người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ, cầm cố tất cả, cả đến cái quần đùi cuối cùng…"

          = Thời điểm được trở về Tổ Quốc, ông có được “ hạnh phúc tuyệt đỉnh”, ông trở thành “ sứ giả của xứ sở mình”, vinh quang tột đỉnh đến với ông.

      + Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động, ông để lại những tác phẩm lớn cho văn học thế kỉ XIX: Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc…

      + Vai trò của nhà văn trong bối cảnh thời sự chính trị và văn chương đương thời: “ Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông… Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Nhật kí của một nhà văn biến ông thành sứ giả của xứ sở mình. Nghệ thuật hoàn hảo nhất của ông, sức lực cuối cùng của ông, ông hiến dâng cho di chúc của mình, cho dân tộc mình: Anh em nhà Ka-ra ma-dốp.

   -> ông trở thành thiên tài của dân tộc và thời đại ông.

      + Làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên sau cái chết của ông. Đô-xtôi-ép –xki qua đời giữa dông bão cách mạng, ông hoàn thành sứ mạng của một người hoà giải chốc lát, đã kiềm chế một lần cuối sự cuồng  nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông, cái chết của ông làm cho “ các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục”

     b/ Nghệ thuật viết chân dung văn học của tác giả:

       + Lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược: giữa số phận và tính cách, giữa vinh quang và khổ hạnh, như “ một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này”, “ lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông”…

       + Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ thể hiện tầm vóc của thiên tài: “ ông tiếp tục sống giữa giống người chấy rận trước khi vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang đời đời”,  “ Đức Chúa Trời ném cho ông một tia chớp… trong một cỗ xe rực lửa”, “ như một lời chào cao cả gửi người quá cố, Cách mạng, trái mìn khủng khiếp nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông. Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát…”