Luật thơ (Tiếp theo)

Luật thơ (Tiếp theo)

LUẬT THƠ

I/ Khái quát về luật thơ:

       1/ Luật thơ là gì?

             Ví dụ:                      Nước non nặng một lời thề

                                       Nước đi, đi mãi không về cùng non

                                             Nhớ lời nguyện nước thề non

                                       Nước đi chưa lại, non còn đứng không

                                                                       ( Thề non nước - Tản Đà)

+ Xác định số tiếng, vần, ngắt nhịp, hài thanh của đoạn thơ trên?

+ Từ đó rút ra khái niệm luật thơ là gì? Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ được khá quát theo những kiểu mẫu nhất định

+ Các thể thơ Việt Nam có thể phân chia thành những nhóm nào?

a/ Các thể thơ dân tộc

b/ Các thể thơ Đường luật

c/ Các thể thơ hiện đại

     2/ Vai trò của “ tiếng” trong thơ Việt nam:    

    Dựa vào đâu để xác định cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp của luật thơ?( dựa vào số tiếng, các đặc điểm của tiếng)

     + Cấu tạo của “ tiếng” gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần, thanh điệu

     a/ Căn cứ vào số tiếng để xác định thể thơ: lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn…

     b/ “Vần” của tiếng là căn cứ để hiệp vần các câu thơ với nhau( vần chính: các tiếng hiệp vần có nguyên âm giống nhau, vần thông: các tiếng hiệp vần có nguyên âm cùng dòng với nhau, vần chân, vần lưng, vần bằng, vần trắc)

      c/ “Thanh” của “tiếng” là căn cứ xác định luật B – T và nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ

II/ Một số thể thơ truyền thống:

 

             Thể thơ

Luật thơ

Lục bát

Song thất lục bát

Ngũ ngôn bát cú

Thất ngôn bát cú

Số tiếng

  6/8

 

5 tiếng, 8 dòng

7 tiếng, 8 dòng

Vần

Tiếng thứ 6-6

Tiếng thứ 8-6

2câu thất: vần T

Câu 6/8: vần B

cặp thất/lục: vần chân

Độc vận, vần chân,câu1,2,4,6,8

Độc vận, vần chân, câu 1,2,4,6,8

Nhịp

Nhịp chẵn 2/2/2

2 câu thất: nhịp lẻ ¾

Câu 6/8: 2/2/2/2

Nhịp lẻ 2/3

Nhịp lẻ 4/3

Hài thanh

Tiếng 2-4-6

          B-T-B

2 câu thất: tiếng 3 B hoặc T

Câu 6/8 như thơ lục bát

Tiếng thứ 2-4: thanh B-T hoặc T-B

Tiếng thứ 2-4-6: T-B-T hoặc B-T-B

 

 

 

Niêm: các câu có tiếng thứ 2 cùng thanh: câu 2 và3, 4 và 5, 6 và 7, 1 và 8

Đối: Các câu có tiếng thứ 2 đối thanh: câu 3 và 4, câu 5 và 6

Niêm:(như bên)

 

III/ Các thể thơ hiện đại: ( sgk)

     + Ví dụ : Xác định luật thơ của đoạn thơ sau:

                            Mùa thu nay khác rồi

                           Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

                            Gió thổi rừng tre phấp phới

                            Trời thu thay áo mới

                            Trong biếc nói cười thiết tha

      + Nhận xét: Các thể thơ hiện đại rất đa dạng và phong phú: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi… Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tân.