Tự do - P.Ê-luy-a

Tự do - P.Ê-luy-a

       TỰ DO

                                                                      Pôn Ê-luy-a

    + Chủ đề bài thơ là khát vọng tự do, không chỉ là tự do cá nhân cho mỗi người mà còn là tự do cho đất nước, dân tộc. Bài thơ viết vào mùa hè năm 1941,  trong hoàn cảnh nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược; bài thơ được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.

    + Khát vọng tự do đi liền với sự liệt kê những hình ảnh xuất hiện liên tục qua các khổ thơ: các hình ảnh thị giác thu cảm giác về màu sắc, các hình ảnh thính giác thu cảm giác về âm thanh, các hình ảnh thu nhận bằng cảm giác của tâm hồn…

     + Cách lặp cú pháp độc đáo: câu kết “ Tôi viết tên em” lặp lại cuối mỗi khổ thơ cho thấy khát vọng tự do tuôn trào dào dạt của những người dân nô lệ dưới ách phát xít. Cách lặp từ ngữ “ trên… trên” cũng góp phần tạo ra nhạc điệu bài thơ, tạo ấn tượng về sự lan toả triền miên không dứt của khát vọng tự do. Dùng đại từ “em” để gọi tự do thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó máu thịt, khát vọng tìm kiếm, vươn tới tự do

     + Từ “trên” được dùng nhiều lần, để chỉ không gian và thời gian

          = Từ “trên” chỉ không gian: được dùng như một trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm ở các khổ thơ, có những địa điểm cụ thể, bình thường “ trên trang vở, trên đất cát”; có những địa điểm khác thường hơn như trên các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng lịch sử; có những địa điểm trừu tượng, mơ hồ như “ trên thời thơ ấu âm vang… những mảnh trời trong xanh”-> cảm xúc khao khát khôn cùng đối với tự do

           = Từ “ trên” chỉ thời gian: luôn kèm theo từ “trên” chỉ khái niệm không gian, khi đang làm gì, khi đang ở đâu… tôi đều viết tên em, khi đang học bài, khi đang đi chơi, đang ở tuổi ấu thơ, ở vùng núi non hiểm trở, hay khi ở đại dương bao la… -> càng nhấn mạnh tình cảm thiết tha vươn tới tự do

      + Đại từ “ tôi” vừa chỉ tác giả, vừa có thể chỉ bất kì một độc giả nào-> chủ thể trữ tình của bài thơ có tính chất “ đa chủ thể”, vì tự do là khát vọng của tất cả mọi người

       Từ “ viết” có thể hiểu là ghi chép về tự do, là hành động để chiến đấu và hi sinh vì tự do không chỉ riêng của tác giả mà là của tất cả mọi người, vì ai cũng cần tự do như ánh sáng và khí trời -> cách kết hợp đại từ “ tôi” và động từ “ viết” tạo sự đồng cảm, sự rung động lớn lao khi bài thơ đến tay độc giả -> bài thơ trở thành thánh ca của nhân dân Pháp trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức.