Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Thi (1928- 1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn.

- Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu - Nam Định.

- Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đinhg nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ.

- Năm 1943, Nguyễn Thi theo người anh vào Sài Gòn.

- Năm 1945, tham gia cách mạng

- Năm 1954, tập kết ra Bắc

- Năm 1962, trở lại chiến trường miền Nam.

- Hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.

b. Sự ngiệp sáng tác:

- Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.

- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Tư tưởng và phong cách nghệ thuật:

+ Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.

+ Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi".

+ Họ là những con người yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù bọn xâm lược, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao - những con người dường như sinh ra để đánh giặc.

+ Họ thể hiện được tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa.

2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình:

a. Xuất xứ:

Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

b. Tóm tắt tác phẩm:

- Câu chuyện kể về một gia đình Nam Bộ yêu nước, giàu truyền thống cách mạng thông qua những dòng hồi ức của nhân vật chính là Việt. - Trong trận chiến đấu ở rừng cao su Việt tiêu diệt được một xe tăng bọc thép nhưng bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì.

- Nhữnglúc tỉnh dậy âm thanh xung quanh làm Việt hồi tưởng về những người thân trong gia đình.

+ Việt nhớ đến những lúc ở nhà vẫn hay tranh giành phần hơn với chị chiến.

+ Việt nhớ đến má cái lần má dắt theo Việt đi đòi đầu cha.

+ Việt nhớ đến chú năm, người giữ quyển sổ ghi công gia đình và tội ác của giặc.

+ Việt nhớ đến chị chiến trong cái đêm cuối cùng ở nhà trước khi nhập ngũ.

- Khi đồng đội tìm thấy Việt thì thấy Việt ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đạn đã lên nòng, một ngón tay của Việt đã đặt sẵn vào cò súng, Việt được đưa về điều trị.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

1. Nhân vật Việt:

a. Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên,  hiếu động:

   -Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội …

   - Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo ná thun trong túi.

   - Đêm trước ngày lên đường: Trong khi chị đang toan tính, thu xếp chu đáo mọi việc (từ út em, nhà cửa, ruộng nương đến nơi gởi bàn thờ má), bàn bạc trang nghiêm thì Việt vo lo vô nghĩ:

+ Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”

+ vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”

+ ngủ quên lúc nào không biết

 -  Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lời đùa của anh em.

 -  Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”

b. một chiến sĩ  có tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm, kiên cường:

- Còn bé tí: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình

- Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má

- Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc

- Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã ròi, rõ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.

“Tao sẽ chờ mày … Mày có bắn tao thi tao cũng bắn được mày … Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”

=> Kế tục truyền thống gia đình nhưng Việt và Chiến còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới hiển hách.

2.. Nhân vật Chiến:

a. Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát;

-  là một cô gái vừa mới lớn nên tính khí còn rất “trẻ con”

- là một người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.

b.  Vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến  căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.

*Chiến có những nét giống mẹ:

- Mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân người to và chắc nịch".

- Đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội:

+ Biết lo liệu, toan tính mọi việc nhà (“nói nghe in như má vậy”), đảm đang, tháo vát

+ Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. 

+ Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy".

* Nét khác biệt so với người mẹ:

- Trẻ trung, thích làm duyên làm dáng

- Đươc trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”.

à Đó là vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng để chiến đấu và chiến thắng.

3. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má gởi chú Năm:

- Gợi không khí thiêng liêng, tập quán lâu đời của thôn quê Việt Nam

- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn: Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (“thương chị lạ”, “mối thù của thằng Mĩ thì có thể rờ thấy, vì nó đang đè nặng ở trên vai”).

=> Hình ảnh chất chứa nhiều ý nghĩa:vừa có yếu tố tâm linh, vừa trĩu nặng lòng căm thù, vừa chan chứa tình yêu thương.

4. Truyền thống của một gia đình Nam Bộ:

a. Đặc điểm chung của các thành viên trong gia đình:

- Có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.

- Giàu tình nghĩa, thuỷ chung son sắt với quê hương và cách mạng.

b. Đặc điểm tính cách riêng:

- Nhân vật chú Năm:

+ Người thân lớn tuổi duy nhất còn lại trong gia đình, từng bôn ba khắp nơi, cưu mang các cháu khi ba mẹ Việt - Chiến hi sinh.

+ Người đề cao truyền thống gia đình, hay kể sự tích của gia đình để giáo dục con cháu, cần mẫn ghi chép trong cuốn sổ gia đình tội ác của giặc và chiến công của các thành viên .

+ Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm và có tâm hồn nghệ sĩ (thích câu hò, tiếng sáo). Tiếng hò “khàn đục, tức như tiếng gà gáy” nhưng đó là tâm tư, khát vọng của tâm hồn ông.

+ Tự nguyện, hết lòng góp sức người cho cách mạng khi thu xếp cho cả Việt và Chiến lên đường tòng quân.

=> Trong dòng sông gia đình, chú Năm là thượng nguồn, là kết tinh đầy đủ những nét truyền thống.

- Nhân vật má Việt:

  + Rất gan góc khi dẫn con đi đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với bịn giặc, không run sợ trước sự doạ bắn, có lòng căm thù giặc sâu sắc.

  + Rất mực thương chồng thương con, đảm đang, tháo vát, cuộc đời chồng chất đau thương nhưng nén chặt tất cả để nuôi con và đánh giặc.

  + Ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng trái cà – nông lép vẫ còn nóng hổi trong rổ; linh hồn luôn sống mãi, bất tử trong lòng các con mình.

à Điển hình cho người mẹ miền Nam luôn anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

5) Nghệ thuật:

         - Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

         - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.

         - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh…

6. Ý nghĩa văn bản:

Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu nước.

 

=========================================