Địa lý lớp 7 - Bài 44+45 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Địa lý lớp 7 - Bài 44+45 : Kinh tế Trung và Nam Mĩ

1.Nông nghiêp:

a.Các hình thức sở hữu trong Nông nghiệp:

- Có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp, đại điền trang và tiểu điền trang.

+ Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% dân số nhưng chiếm tới 60% ruộng đất. Phần lớn sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu.

+ Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí  nền nông nghiệp của nhiều nước bị lệ thuộc vào nước ngoài.

b.Các ngành nông nghiệp:

* Ngành trồng trọt:

- Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía…để xuất khẩu.

- Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.

- Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.

* Ngành chăn nuôi và đánh cá:

- Chủ yếu là chăn nuôi bò với quy mô lớn.

- Pê-ru có sản lượng cá biển vào bậc nhất thế giới.

2. Công nghiệp

* Các nước Trung và Nam Mỹ có nền công nghiệp phát triển chưa đồng đều.

- Các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na,Chi-le, Vê-nê-xu-ê-la có nền kinh tế phát triển nhất. Các ngành chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm …

- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ, phát triển CN khai khoáng, luyện kim thực phẩm. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn do công ty tư bản nước ngoài nắm giữ.

- Các nước vùng biển Ca-ri-bê, chủ yếu là sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm.

3. Vấn đề khai thác rừng Amazôn.

- A-ma-dôn là rừng có diện tích lớn nhất thế giới, là khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Khai thác rừng A-ma-zôn để lấy gỗ, đất canh tác, xây dựng đường giao thông, khai thác mỏ… làm cho kinh tế khu vực này phát triển

- Nhưng đã làm huỷ hoại dần môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực và toàn thế giới.

4. Khối thị trường chung Méc – cô- xua:

- Thành lập năm 1991 bao gồm các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay

- Mục tiêu: tháo dỡ hàng rào thuế quan, tăng cường trao đổi thương mại trong khối

- Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.