Địa lý lớp 7 - Bài 30+31: Kinh tế Châu Phi

Địa lý lớp 7 - Bài 30+31: Kinh tế Châu Phi

1. Nông nghiệp:

a. Ngành trồng trọt:

- Cây công nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá nhằm mục đích xuất khẩu.

- Cây ăn quả phát triển trong môi trường Địa Trung Hải.

- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.

- Hình thức canh tác cây lương thực lạc hậu, nương rẫy là chủ yếu.

- Châu Phi hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực.

b.Ngành Chăn nuôi:

- Chăn nuôi kém phát triển.

- Hình thức chăn thả là phổ biến.

- Phụ thuộc vào tư nhân

2. Công nghiệp:

- Nền công nghiệp còn chậm phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.

- Các ngành công nghiệp chính chính:

+ Khai khoáng (truyền thống).

+ Chế biến thực phẩm.

+ Lắp ráp cơ khí.

- Các nước có công nghiệp tương đối phát triển là: Cộng hoà Nam Phi, Angiêri…

- Thiếu lao động chuyên môn, kỹ thuật dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở vật chất lạc hậu.

3. Dịch vụ:

- Hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản, là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của các nước tư bản.

- Chủ yếu xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu chưa qua chế biến và nhập máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực...

- Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.

- Lệ phí qua kênh Xuy-ê, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn ở Ai Cập, Kênia…

4. Đô thị hoá:

- Tốc độ đô thị hoá quá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển CN.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. (Năm 2000 là trên 33%)

- Nguyên nhân

+ Gia tăng dân số nhanh.

+ Sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn.

- Hậu quả

+ Thiếu nhà ở, nước sạch

+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…

- Cần tiến hành đô thị hoá gắn với phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lí.