Địa lý lớp 7 - Bài 26 + 27: Thiên nhiên châu Phi

Địa lý lớp 7 - Bài 26 + 27: Thiên nhiên châu Phi

1. Vị trí địa lý :

- Châu Phi có diện tích trên 30 triệu km2 (lớn thứ 3 trên thế giới, sau Châu Á và Châu Mĩ)

- Châu Phi tiếp giáp với các biển địa trung hải ở phía bắc, biển đỏ ở phía tây bắc.

- Châu Phi tiếp giáp với 2 đại dương là đại tây dương và ấn độ dương.

- Nằm khoảng 37020’B - 34051’N.

Phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến, Châu Phi có khí hậu  nóng quanh năm.

- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh, bán đảo và đảo.

2. Địa hình và khoáng sản:

a.Địa hình:

- Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m.

- Có rất ít núi cao, ít đồng bằng thấp.

- Hướng nghiêng của địa hình: cao ở phía đông nam, thấp dần về phía tây bắc.

b. Khoáng sản:

-Nguồn khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quí hiếm. (vàng, kim cương, Uranium…)

c. Các sông lớn:

- Sông Nin (dài nhất thế giới 6695km).

- Sông Ni-giê

- Sông Công- gô

- Sông Dăm-be-di

3. Khí hậu:

- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm trong đới khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình trên 200C), lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai phía chí tuyến hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.

- Có hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới.

- Lượng mưa ít và phân bố rất không đồng đều.

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên:

- Các môi trường tự nhiên của Châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

+ Môi trường xích đạo ẩm: rừng rậm xanh quanh năm.

+ Hai môi trường nhiệt đới: lượng mưa giảm. Rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi.

+ Hai môi trường hoang mạc: thực, động vật rất nghèo nàn.

+ Hai môi trường địa trung hải: thuộc cực bắc và cực nam Châu Phi: mùa đông mát, có mưa. Mùa hạ nóng khô. Thực vật là rừng cây bụi lá cứng.