Thao tác lập luận bác bỏ

Thao tác lập luận bác bỏ

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

1. Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ:

  • Bác bỏ:bác đi,gạt đi,không chấp nhận ý kiến.
  • Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác
  • Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

2. Mục đích:

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

3. Yêu cầu:

  • Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó
  • Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.
  • Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II. Cách bác bỏ:

1. Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ:

  • Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch
  • Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ
  • Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

2. Cách thức bác bỏ:

  • Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm
  • Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

3. Giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ:

  • Rắn rỏi,dứt khoát
  • Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao