Ôn tập tiếng Việt

Ôn tập tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội:

+ Trong ngôn ngữ có những yếu tốchung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, …)

+ Trong ngôn ngữ có những quy tắcvà phương thứcchung cho mọi cá nhân.

+ Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội.

    - Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân vì:

+ Cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói của riêng mình.

+ Trong lời nói cá nhân có nhiều cái riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

+ Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ phát triển.

2. Khái niệm ngữ cảnh:

  Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

Ví dụ: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14 – 12 – 1861. Trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Các nghĩa sĩ giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.

  Vì thế trong bài có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh:

- […] Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

- Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà…; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

- Đoái sông Cần gGiuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

3. Hai thành phần nghĩa của câu:

Nghĩa sự việc

Nghĩa tình thái

- Ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, qúa trình, tư thế, tồn tại, quan hệ,…

- Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện.

- Thể hiện sự nhìn nhận, đ.giá, thái độ của người nói đối với sự việc.

- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.

- Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.


6. Trong lời nói của bác Siêu, ở câu 2 có 2 thành phần nghĩa:

- Nghĩa s.việc: “họ không phải đi gọi”.

- Nghĩa tình thái: đâu thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ (mong muốn) của chị Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra; còn từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc.

4. Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

Đặc điểm loại hình của tiếng việt

Ví dụ minh họa

1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng là 1 âm tiết, về mặt sử dụng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

2. Từ không biến đổi hình thái.

3. Ý nghĩa ngư pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ.

 


8. Đối chiếu phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận:

Phong cách ngôn ngữ bó chí

Phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Tính thông tin thời sự.

 

2. Tính ngắn gọn.

 

3. Tính hấp dẫn, lôi cuốn.

1. Tính công khai về lập trường chính trị

2. Tính chặt chẽ của hệ thống lập luận.

3. Tính hấp dẫn, thuyết phục.