Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

1/ Tìm hiểu văn bản chính luận:

a) Thời xưa: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu biểu...

b) Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận...

2/ Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

- Nghị luận là một thao tác tư duy trong hệ thống các thao tác miêu tả, tự sự và nghị luận mà bất cứ ai cũng có thể dùng và diễn đạt bằng lời nói. Văn nghị luận có thể chia thành nhiều loại: nghị luận văn chương, nghị luận xã hội, nghị luận chính trị, ...

- Chính luận (nghị luận chính trị) bao gồm các thể loại văn bản như : các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị, ...

- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận, hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ), trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, ... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, ... theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong những văn bản trực tiếp, bày tỏ chính kiến, lập trường, thái độ, vấn đề thiết thực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục...

- Tồn tại 2 dạng: dạng nói, dạng viết.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

1/ Các phương tiện diễn đạt:

a) Về ngữ âm - chữ biết:

- Phát âm rõ ràng

- Đúng chính tả tiếng việt (Phong cách ngôn ngữ gọt giũa)

b) Về tư ngữ:

- Mọi phong cách

- Dùng một số lớp từ ngữ riêng (chính trị)

- Sử dụng những từ ngữ khoa học khác...

c) Về kiểu câu:

- Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác (câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép...)

d) Về biện pháp tu từ:

- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.

e) Về bố cục, trình bày:

- Trình bày hợp lô-gích (luận điểm, chính kiến phải nêu ra rõ ràng, luận chứng chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy)

2/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:

a) Tính công khai về quan điểm chính tri:

Bày tỏ công khai quan điểm người viết, nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.

b) Tính chẽ trong diễn đạt và suy luận:

- Giải thích, chứng minh dựa trên những luận cứ xác đáng, được trình bày một cách chặt chẽ, khoa học

c) Tính truyền cảm, thuyết phục:

- Không chỉ thuyết phục về lí trí, văn bản chính luận còn tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe. thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm.