PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (TT)

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (TT)

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (TT)

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

   1. Các phương tiện diễn đạt.

     a/ Về từ vựng.

- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.

+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...

+ Phóng sự:  Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...

+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...

+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu...

  b/ Về ngữ pháp.

- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.

  c/ Về các biện pháp tu từ.

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

   a/ Tính thông tin thời sự.

- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực  hoạt động xã hội.

- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.

   b/ Tính ngắn gọn.

- Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.

   c/ Tính sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.

- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.