PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (T.T)

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (T.T)

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (T.T)

II/ Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Các phương tiện diễn đạt

a) Về từ ngữ

- Sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị

b) Về ngữ pháp

VD1:

(1) Đảng ta là Đảng lãnh đạo. Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch.

(2) Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta//cần phải mạnh

                Trạng ngữ         Chủ ngữ          Vị ngữ

 mẽ, trong sạch.

VD2:

 (1) Chúng tôi là chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố ...

(2) Chúng tôi, chính phủ..., trịnh trọng tuyên bố ...

         Chủ ngữ         Chú thích            Vị ngữN

-> Câu thường có kết cấu chuẩn mực gần với kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu sau...) các câu lkết với nhau một cách chặt chẽ

+ Thường sử dụng kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết: Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đã...

+ Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ  (Nguyên nhân kết quả, nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích)

c) Về Biện pháp tu từ

- Sử dụng biện pháp tu từ khá nhiều giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn (không phải là mục đích chủ yếu).

- Ở dạng nói: chú trọng đến phát âm, đến cách diễn đạt có khi cả ngữ điệu.

2. Đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ chính luận

a) Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính công khai về quan điểm chính trị: rõ ràng, công khai về quan điểm, không mơ hồ, úp mở.

- Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý, dễ làm người đọc (nghe) nhầm lẫn quan điểm

b) Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận

- Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu, đoạn phải rõ ràng, rành mạch.

c) Tính truyền cảm và thuyết phục

+ Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, để thuyết phục

+ Thể hiện: hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.