TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (Tiếp theo)

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (Tiếp theo)

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (Tiếp theo)

3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:

    a. Tìm hiểu ngữ liệu:

- Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc.

- Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp.

- Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng.

- Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham.

b. Kết luận:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.

- Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ  chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

II. Luyện tập :

Bài tập 1:

“ nách” chỉ góc tường

Nguyễn Du chuyển nghĩa vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc.

Nguyễn Du theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt.

Phương thức ẩn dụ (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng gọi tên).

Bài tập 2.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

- Xuân ( đi ): Tuổi xuân, vẻ đẹp con người.

- Xuân ( lại ): Nghĩa gốc- Mùa xuân.

            Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

- Vẻ đẹp người con gái.

                    Mùa xuân là tết trồng cây

          Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

- Mùa xuân: Nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm.

- Xuân: Sức sống, tươi đẹp.

Bài tập 3:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

                  Sóng đã cài then đêm sập cửa.

- Mặt trời: Nghĩa gốc, được nhân hóa

                    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                    Mặt trời chân lý chói qua tim

- Mặt trời: Lý tưởng cách mạng.

                   Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                  Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.

- Mặt trời( của bắp ): Nghĩa gốc.

- Mặt trời ( của mẹ): Ẩn dụ - đứa con.

 Bài tập 4.

 Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây:

- Mọm mằn: Nhỏ, quá nhỏ à Qui tắc tạo từ lấy, lặp phụ âm đầu.

- Giỏi giắn: Rất giỏi à Láy phụ âm đầu.

- Nội soi: Từ ghép chính phụà Soi: Chính

                                              à Nội