Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. Kịch:

1. Khái lược về kịch:

a. Khái niệm: Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp (Có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, họa sĩ thiết kế…)

Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):

- Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.

- Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.

b. Đặc trưng của kịch:

- Xung đột và cách giải quyết xung đột:

+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịch -> Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật

. Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của kịch – Pha đê ép)

. Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (Nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với gia đình, dòng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm nhân vật)

+ Xung đột phát triển đến cao trào -> giải quyết (Mở nút) -> Tư tưởng tác phẩm.

- Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.

   Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp (Hết hành động này đến hành động khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh)

- Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ kịch:

+ Đặc điểm: Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vât, “cá tính hóa”

+ Có 3 loại: Đối thoại, đọc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình, có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại.

c. Phân loại:

- Xét nội dụng, ý nghĩa của xung đột: Hài kịch, Bi kịch, Chính kịch

- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: Kịch thơ, Kịch nói, Ca kịch

2. Yêu cầu về đọc kịch bản:

- Tìm hiểu xuất xứ

-  Phân tích lời thoại của nhân vật.

- Phân tích hành động kịch -> xung đột kịch

- Nêu chủ đề tư tưởng.

II. Văn nghị luận:

1. Khái lược về văn nghị luận:

a. Đặc trưng của văn nghị luận.

- Chủ yếu dùng lý lẽ, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó.

- Ngôn ngữ chính xác mang tính xã hội, tính học thuật cao.

b. Các kiểu văn nghị luận: Xét về nội dung bàn luận người ta chia làm 2 thể:

+ Văn chính luận

+ Văn phê bình văn học.

2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận:

- Tìm hiểu xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm)

- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng, xác định mối liên hệ giữa chúng.

- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm à tăng sức thuyết phục cho tác phẩm

- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của nó đối với việc trình bày vấn đề nghị luận.

- Khái quát giá trị nội và nghệ thuật của tác phẩm.