BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

I.    Giới thiệu:

1. Tác giả:

Chu Mạnh Trinh (1862 -1905), hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên.

Ông đậu tiến sĩ, và làm quan.

Ông còn là một người tài hoa, thạo đủ cầm kì thi họa, giỏi cả nghề kiến trúc, đặc biệt say mê cảnh đẹp.

2. Xuất xứ:

Là một trong ba bài thơ viết về Hương Sơn, sáng tác khi ông đứng coi trùng tu, tôn tạo Hương Sơn.

3. Thể loại: Hát nói

4.  Bố cục: 3 đoạn:

- 4 câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn

- 10 câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn

+ 4 câu trên: không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn

+ 6 câu dưới: vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn

- 5 câu cuối: Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn.

II. Đọc hiểu văn bản:

1.  Giới thiệu Hương Sơn:

- Cảnh thần tiên, thoát tục “Bầu trời cảnh bụt”

- Nghệ thuật: điệp từ + câu hỏi tu từ, Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều gốc độ, rất hấp dẫn, thú vị, rất đẹp.

" Niềm ao ước, khát khao của tác giả, niềm thích thú, vui mừng khi đặt chân đến Hương Sơn.

2.   Cảnh đẹp Hương Sơn:

a. Không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn:

- Nghệ thuật: miêu tả + nhân hoá

" cảnh tĩnh lặng, nghiêm trang, cảnh vật, không gian, con người say sưa ngây ngất trong khí đạo mùi thiền.

- Cảnh đẹp khiến con người thánh thiện, thanh cao.

b. Vẻ đẹp phong cảnh:

Nghệ thuật: liệt kê khắc hoạ vẻ đẹp hùng vĩ của một quần thể: suối, chùa, hang động đậm màu sắc đường nét

" tạo ấn tượng trập trùng, cao, thấp, nhiều tầng của quần thể.

² Vẻ đẹp tuyệt vời, siêu thoát, gợi khao khát cho những ai chưa được chiêm ngưỡng.

3.   Suy niệm của tác giả:

Với câu hỏi tu từ, khẳng định và trả lời ẩn, đó là lòng yêu nước kín đáo, mặc dù câu chữ còn mang nặng màu sắc tôn giáo.

III. Chủ đề:

Với những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, tác giả làm nổi rõ cảnh thần tiên của Hương Sơn, vẻ đẹp gợi khao khát cho mỗi con người muốn đến Hương Sơn. Qua đó gửi gắm tâm sự yêu nước kín đáo của mình.