TINH THẦN THỂ DỤC

TINH THẦN THỂ DỤC

TINH THẦN THỂ DỤC

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1/ Tác giả

    -  Nguyễn Công Hoan (1903 -  1977)

    - Năm 1935 khẳng định tài năng qua tập truyện ngắn Kép Tư Bền

    - Ông viết khoảng 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn, đặc biệt có sở trường viết truyện ngắn trào phúng.

    - Ông được xem là người đặc nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

  2/ Tác phẩm

- Xuất xứ: đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25-3-1939

- Bố cục:

  + Đoạn 1: Từ đầu đến “ Nay sức Lê Thăng”: lệnh trên qua trát quan về làng.

  + Đoạn 2: tiếp đó đến “Vâng”: Những nạn nhân bị ép đi xem đá banh xin với ông Lí.

  + Đoạn 3: Còn lại: cảnh lùng sục những người trốn đi xem.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

  1/ Phiến trát của tri huyện sức hương lí xã Ngũ Vọng

- Nội dung tờ trát: Tầm quan trọng của cuộc giao đấu, mệnh lệnh nghiêm như quân lệnh, lời chỉ dẫn rõ ràng về số lượng người tham gia, về cách ăn mặc, thời gian, thái độ…

- Việc được xem giờ là bị xem, tính chủ động tự giác giờ thành nỗi sợ hãi cho người dân để bọn chức dịch kì hào "Đục nước béo cò"

-  Bọn thực dân phong kiến muốn bày trò phong trào thể dục thể thao để cổ vũ cho lối sống văn minh vui vẻ, trẻ trung. Bản chất của vấn đề không sai. Nhưng mục đích của chúng là muốn lôi kéo thanh niên xa rời nhiệm vụ cứu nước.

  2/ Sự hưởng ứng của  người dân

- Liệt kê nhân vật: Anh Mịch, bác Phô gái, bà cơ phó Bính, thằng Cò…mỗi người một vẻ, một cách nhưng đều sợ phải đi cổ vũ và xem bóng đá. Nguyên nhân chính là sự nghèo đói, thực chưa sao nghĩa đến đạo, đến chơi.

=> Cái tinh thần của tờ trát quan gửi xuống (tinh thần thể dục) đã đối lập với tinh thần của người dân. Nhà văn đã kín đáo chỉ ra trò nhố nhăng của chính quyền thực dân. Sự cáu giận, chửi bới của ông Lí trưởng đã chứng minh cho sự thảm hại của cái gọi là tinh thần thể dục.

  3/ Nghệ thuật dựng truyện độc đáo

 - Năm cảnh liên kết chặt chẽ với nhau để thể hiện chủ đề, trào phúng cái tinh thần thể dục của một thời trước cách mạng.

 + Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng cứng nhắc, hách dịch là nguyên nhân cho tất cả các cảnh sau

 + Ba cảnh sau là ba cảnh đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan huyện.

 + Cảnh cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người đi xem bóng đá mà như dẫn giải tù binh...

--> Các cảnh như rời rạc nhưng lại được móc nối với nhau trong mối quan hệ nhân quả, cùng thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

III. TỔNG KẾT

  1/ Nghệ thuật

  Cách dựng cảnh, chọn tình huống, ngôn ngữ và đối thoại, tạo ra mâu thuẫn.

  2/ Nội dung

  Tác phẩm phê phán tính chất bịp bợm, giả dối của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên lúc bấy giờ.