LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.

   LUYỆN TẬP

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.

Bài tập 1.

a/ Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn.

     + Tự ti: Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.

     + Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn tự kiêu, không tự cho mình là hơn người

- Những biểu hiện của thái độ tự ti.

+ Không dám tin tưởng vào năng lực của mình.

+ Nhút nhát tránh chổ đông người.

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận công việc được giao.

- Tác hại của thái độ tự ti.

Không dám khẳng định mình.

b/ Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ.

- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự tin.

       + Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích, do đó coi thường mọi người.

       + Tự tin: Tin vào bản thân mình.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ.

- Tác hại của thái độ tự phụ.

+ Luôn đề cao quá mức bản thân.

+ Luôn tự cho mình là đúng.

+ Khi làm gì đó lớn lao thì tỏ ra coi thường người khác.

- Tác hại của tự phụ :

Làm cho mọi người xung quanh ghét.

c/ Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.

Bài tập 2.

 Đoạn văn viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm ọe.

- Đảo trật tự cú pháp.

- Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường.

- Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa.

à Nên chọn viết đoạn văn theo cấu trúc: Tổng - phân - hợp:

+ Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.

+ Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, phép đảo cú pháp.

+ Nêu cảm nhận về chế độ thi cử ngày xưa dưới chế độ thực dân phong kiến.