Thực hành về thành ngữ, điển cố

Thực hành về thành ngữ, điển cố

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

. KHÁI NIỆM:

1. Thành ngữ:

a) Khái niệm: Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn mà mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. (Vũ Ngọc Phan)

b) Phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ

Tục ngữ

Thành ngữ

- Diễn đạt 1 ý trọn vẹn.

- Đúc kết kinh nghiệm.

- Tương đương với 1 câu.

VD:

1. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

2. Ao sâu tốt cá.

3. xanh vỏ, đỏ lòng.

4. Ở hiền gặp lành.

5. Vẽ đương hươu chạy.

6. Tốt danh hơn lành áo.

- Không diễn đạt 1 ý  trọn vẹn.

- Có sẵn, quen dùng

- Tương đương với 1 từ.

VD:

1. Ác giả ác báo.

2. Chó cắn áo rách.

3. ruột để ngoài da.

4. Kết tóc xe tơ.

5. treo đầu dê bán thịt chó.

6. Một nắng hai sương.

- “Thành ngữ là hoa, tục ngữ là quả”.

2. Điển cố : Bao gồm việc dụng điểnlấy chữ.

- Dụng điển:

+ Dụng : dùng

+ Điển : là các tình tiết đã được chép trong sử sách, kinh truyện của các tác phẩm nổi tiếng thời trước.

VD: “Khen rằng: “bút pháp đã tinh,

So vào với thiếp Lan Đình nào thua...”

(Truyện Kiều)

à Thiếp Lan Đình là điển cố đề cập đến nhà thư pháp lỗi lạc Vương Hi Chi (307 – 365), ở TQ. Ông được người đời suy tôn là bậc thánh thư. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được lưu truyền lại đến nay đó là Lan Đình tập tự. Tác phẩm này được hậu thế quý trọng , cho là đỉnh cao về chữ viết đẹp và lấy nó làm mẫu mực để tập viết theo.

- Lấy chữ: Là mượn lại 1 vài chữ trong các áng thơ văn cổ để đưa vào câu văn của mình.

VD: -“Khoé thu ba gợn sóng khuynh thành.”

(Cung oán ngâm khúc)

        - “Một hai nghiêng nước nghiêng thành.”

(Truyện Kiều)

à Hai trường hợp trên đều lấy 2 chữ “khuynh thành” của Lí Diên Niêm: “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại 1 lần làm nghiêng thành, ngoảnh lại lần nữa làm nghiên nước).