Chiều xuân - Anh Thơ

Chiều xuân - Anh Thơ

CHIỀU XUÂN

I. Tác giả

a. Cuộc đời

  • Anh thơ (1921 - 2005), tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh, quê ở tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ xuất thân nho học.
  • Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách, ham văn chương
  • Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nề nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
  • Tháng Tám 1945, bà hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.
  • Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2007

b. Sự nghiệp sáng tác

Trước cách mạng tháng Tám: Răng đen (tiểu thuyết), Bức tranh quê (thơ)

Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.

Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc của thôn quê với những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn cho Thơ mới

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Bức tranh chiều xuân nơi bến đò xuân và trên thân đê:

- Chiều xuân đẹp như một bức cổ họa:

  • Nền của bức tranh là cái nền trắng mờ của mưa xuân, một thứ mưa phùn rất gợi cảm, rất nhẹ, rất êm.
  • Bến đò xuân có con đò nằm im đợi khách, có quán tranh không người lui tới cũng "im lìm trong vắng lặng".
  • hào với mưa xuân có màu tím nhạt của hoa xoan "rụng tơi bời" bên quán tranh.
  • Màu xanh mơ màng sung sức của cỏ non mùa xuân mơn mởn, là cánh bướm rập rờn trước gió xuân

Đó là thiên nhiên, làng quê từ muôn năm cũ không tự đổi thay, vẫn cứ trở đi trở lại cùng với mùa xuân và làn mưa bụi, uể oải và biếng lười, tinh nghịch và tù túng.

2. Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng lúa:

-  Bức tranh 1: gồm bến đò, dòng sông, con thuyền, quán tranh, chòm xoan hoa tím. Dường như tất cả đều đứng im lìm. Bức tranh vắng bóng con người.

-  Bức tranh 2: Có cỏ non tràn biếc thân đê, có cánh bướm rập rờn trôi trước gió xuân, có đàn sáo và lũ trâu bò cắm cúi gặm cỏ. Nét động có nhiều hơn: cỏ "tràn biếc", đàn sáo "sà" xuống "mổ" vu vơ, trâu bò thong thả cúi ăn mưa, cánh bướm rập rờn trôi…Tất cả những hoạt động đó cũng chỉ tăng thêm nét tĩnh cho không gian chiều xuân. Bức tranh vẫn vắng bóng con người.

-  Bức tranh 3: tả cảnh đồng lúa mới thật sự có sinh khí, một sức sống thanh xuân tưng bừng thức dậy, xôn xao cả chiều xuân…

3. Tổng kết:

Chiều xuân là bức tranh quê đẹp trong tình quê đằm thắm, dịu dàng. Hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tâm trí người ngắm bức tranh Chiều xuân là hình ảnh thôn nữ yếm thắm đang "Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa". Đó là hình ảnh của con người một nắng hai sương mà mỗi khi xa quê bao giờ ta cũng nhớ thương.