Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

1.Đặc tính nào là quan trọng nhất để phân biệt con đầu đàn?

A. Tính lãnh thổ.               B. Tính hung dữ.              C. Tính quen nhờn.           D. Tính thân thiện

B

2.Thế nào là tập tính xã hội?

A. Là tập tính sống bầy đàn.                                        B. Là tập tính tranh giành nhau về giới, nơi ở.

C. Là tập tính bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù.         D. Là tập tính hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

A

3.Học ngầm là

 A. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự.

B. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

C. những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

D. những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

D

4. In vết là

A. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày sau.

B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó hình thành đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.

C. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.

D. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau

C

5. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

A. Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản giúp đảm bảo phân bố hợp lí để tồn tại.

B. Giúp bầy đàn phân chia theo thứ bậc.

C. Giúp các cá thể con học tập kinh nghiệm của những thế hệ đi trước.

D. Hi sinh quyền lợi bản thân thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn

A

6. Tại sao chim và cá di cư?

A. Do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá) khan hiếm thức ăn. 

B. Muốn lấy thức ăn khác cho phong phú.

C. Do chế độ ánh sáng thay đổi (trời âm u thiếu ánh sáng).

D. Chu kì sống trong năm của các loài chim - cá di cư có những giai đoạn khác nhau

A

7.Nếu thả hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Học ngầm.                    B. In vết.                            C. Quen nhờn.                  D. Học khôn

C

8. Con người đã sử dụng tập tính nào sau đây của chó, mèo để bắt chúng trông coi nhà cửa, gia súc, bắt chuột?

A. Tập tính sinh sản.        

B. Tập tính xã hội.            

C. Tập tính di cư.

D. Tập tính săn mồi ăn thịt và bảo vệ vùng lãnh thổ

D

9.Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì có nhiều thời gian để học tập.                           

B. Vì sống trong môi trường phức tạp.

C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.

D. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron

C

10.Cơ sở thần kinh của tập tính học được là:

A. Chuỗi các phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ.

C. Chuỗi các phản xạ có điều kiện.

D. Phản xạ không điều kiện

C