BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. Khái quát về quang hợp ở thực vật:

1. Quang hợp là gì ?

- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và oxy từ khí CO2 H2O.

- Phương trình tổng quát :

2. Vai trò quang hợp

a. Tạo chất hữu cơ:

Quang hợp tạo toàn bộ chất hữu cơ trên trái đất từ chất vô cơ (thực vật, vi sinh vật..)

b. Tích luỹ năng lượng:

Năng lượng được sử dụng cho quá trình sống của sv đều được biến đổi từ  năng lượng áng sáng mặ trời nhờ quang hợp

c. Quang hợp giữ trong sạch khí quyển:

nhờ quang hợp CO2 , O2 trong kk được cân bằng: CO2 :0,03%, O2:21%

II. Lá là cơ quan quang hợp :

1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp :

a. Hình thái :

- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

b. Giải phẫu :

- Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đễ dàng khuếch tán đến các Tế bào chứa sắc tố quang hợp.

- Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

- Trong phiến lá có nhiều Tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

2. Lục lạp là bào quan quang hợp :

Cấu trúc lục lạp:

- màng kép bao bọc xung quanh

- cấu trúc  hạt chứa sắc tố quang hợp,  chứa trung tâm phản ứng và các chất chuyền điện tử phù hợp với thực hiện pha sáng.

- cơ chất chứa enzim cacboxi hoá phù hợp chức năng các phản ứng trong pha tối

=> Pha sáng thực hiện trên cấu trúc hạt. Pha tối thực hiện trên cơ chất.

3. Hệ sắc tố quang hợp

a. Các nhóm sắc tố:

* Nhóm chính(clorophyl=diệp lục)

- Diệp lục a: C55H72O5N4Mg

- Diệp lục b: C55H70O6N4Mg

* Nhóm sắc tố phụ (carotenôit)

- Caroten: C40H56

-Xantôphyl: C40H56On (n: 1-6)

b. Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp:

* Nhóm diệp lục:

- hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng dỏ, xanh tím

- chuyển năng lượng thu được từ photon ánh sáng→ quang phân li nước + các phản ứng quang hoá → ATP, NADPH

* Nhóm carotenôit:

- sau khi hấp thụ năng lượng thì chuyền năng lượng thu được cho clorophyl(diệp lục) theo sưo đồ sau:

Carotennoit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục  ở trung tâm phản ứng. Sau đó quang năng được chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH