Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

 

I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm.

 - Khi tế bào thần kinh bị kích thích: Điện thế nghỉ → Điện thế hoạt động.

- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

- Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi, kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực.

- Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực.


Hình: Cơ chế hình thành điện thế động
 

II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH.

1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.

-Xung thần kinh lan truyền liên tục từ phần này sang phần khác kề bên

-Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng nầy sang vùng khác trên sợi thần kinh


 

2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin

-  Cấu tạo sợi thần kinh: Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngát quãng tạo thành ẻoanviê, bao miêlin có bản chất lah photpholipit, cách điện.

- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

-Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie nầy sang eo Ranvie khác

-Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực từ eo Ranvie nầy sang eo  Ranvie khác.

-Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin nhanh hơn rất nhiều so với sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin , tiết kiệm được năng lượng hoạt động bơm Na+-K+

 

Cơ chế hình thành ĐTHĐ

Giai đoạn

Cổng Na+

Cổng K+

Trong màng

Ngoài màng

Mất phân cực

Cổng Na+ mở, Na+ từ ngoài vào trong màng

Đóng

Trung hòa về điện

Trung hòa về điện

Đảo cực

 

Cổng Na+ tiếp tục mở, Na+ tiếp tục đi vào trong màng, trong màng tích điện d­ương

Đóng

Tích điện dương

Tích điện âm

Tái phân cực

Cổng Na+ đóng

Mở, Ka+ đi phía ngoài màng

Tích điện âm

Tích điện dương


Lan truyền của ĐTHĐ

Loại sợi thần kinh

Đặc điểm cấu tạo

Cách lan truyền

Ưu nh­ợc điểm

Sợi không có miêlin

Sợi thần kinh trần không đ­ợc bao bọc miêlin

Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên

Chậm hơn sợi bao mielin

 

Sợi có miêlin

Sợi thần kinh có màng miêlin bao bọc không liên tục tạo thành các eo ranvie

Nhảy cóc từ eo ranvie này sang eo ranvie khác

Lan truyền nhanh hơn sợi không có bao mielin