BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)

BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)

II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển.

1. Thức ăn.

- Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển

của động vật qua các giai đoạn.

- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.

- Ví dụ: thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

2. Nhiệt độ.

- Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động của động vật.

- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Ví dụ: vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp xuống 16 à 18 độ thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

3. Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển  ở động vật rất rõ rệt, thể hiện:

- Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt vì vậy chúng phải phơi nắng để thu nhiệt và giảm mất nhiệt.

- Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương.

 III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

* Cơ sở khoa học:

- Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết rõ về quy luật sinh trưởng và phát triển ở động vật để biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển .

1. Cải tạo giống.

-  Mục đích: cải tạo giống là để tạo ra các giống vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích hợp với các điều kiện địa phương. 

-  Biện pháp: chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi,...

2. Cải thiện môi trường sống của động vật.

- Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi.

- Biện pháp:

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

+ Xây dựng chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, vệ sinh.

+ Phòng bệnh cho vật nuôi.

3. Cải thiện chất lượng dân số.

- Mục đích: cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh,...)

- Biện pháp cải thiện chất lượng dân số

- Nâng cao đời sống:

+) Cải thiện chế độ dinh dưỡng

+) Luyện tập thể thao

+) Tư vấn di truyền, chăm sóc sức khoẻ

- Cải thiện môi trường:

+) Giảm ô nhiễm

+) Chống sử dụng ma tuý

+) Chống lạm dụng chất kích thích