BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

 

I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHÓANG

1. Hình thái của hệ rễ:

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY:

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ:

a. Hấp thụ nước

- Dịch của Tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dịch môi trường đất là do:

+ Thoát hơi nước ở lá (nước được hút lênà giảm lượng nước ở tb lông hút)à tạo áp suất thẩm thấu cao

+ các chất tan(axit hữu cơ, đường là sản phẩm chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng rễ hấp thụ vào) cao.

- Nước  được hấp thụ liên tục từ đất vào tb lông hút luôn theo cơ chế thẩm thấu. đi từ môi trường nhược trương à ưu trương của tế bào rễ nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu hay thế nước.

b. Hấp thụ ion khoáng

- Hấp thụ chọn lọc bằng 2 con đường chủ động và bị động.

+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng cao → thấp.

+ Chủ động: ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) và cần năng lượng.

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ

Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước đi từ đất qua lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường:

- Con đường gian bào:từ đất →lông hút→gian bào của các tb vỏ → đai caspari  bị chặn lại nên chuyển sang đi xuyên qua tbc của TB nội bì →  mạch gỗ

- Con đường tế bào chất: từ đất → lông hút → đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào vỏ → nội bì → mạch gỗ

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở CÂY.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, ánh sáng, oxy, pH, đặc điểm lí hóa của đất…

- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường.