Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiếp theo)

 

IV. Một số hình thức học tập ở động vật:


 

Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của động vật là quen nhờn, in vết, điều kiện hoá, học ngầm và học khôn.

Kiểu học tập

Khái niệm

Ví dụ

Quen nhờn

Đơn giản, động vật phớt lờ, Không trả lời.

Khi thấy bóng đen ập xuống, gà con chạy đi nấp. Kế tiếp lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gà không chạy nữa.

In vết

ĐV non đi theo “vết mẹ” ở loài khác, vật khác.

Ngay sau khi mới nở gà, vịt th­ường đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy.

Điều kiện hoá đáp ứng

Hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương d­ưới tác động của các kích thích đồng thời. 

Bật đèn cho chó ăn, nhiều lần chỉ cần bật đèn chó tiết nư­ớc bọt.

Điều kiện hoá hành động

Liên kết 1 hành vi của động vật với 1 phần thư­ởng và phạt sau đó động vật chủ động  lặp lại.

Khi chạy chuột đạp phải bàn đạp thức ăn rời ra, ngẫu nhiên nhiều lần. Khi đói chuột chủ động đạp vào bàn đạp để lấy thức ăn.

Học Ngầm

Học không có ý thức. khi cần kiến thức đư­ợc tái hiện.

Trong tự nhiên động vật hoang dã thư­ờng thăm dò đư­ợc con đư­ờng để tìm thức ăn nhanh nhất.

Học Khôn

Phối hợp kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới.

Tinh Tinh dùng que chọc vào tổ kiến để bắt kiến.


V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật:

Là tập tính kiếm ăn, lãnh thổ, sinh sản, di cư­, xã hội thứ bậc, xã hội vị tha.

Loại tập tính

Ví dụ

Ứng dụng

Kiếm ăn

Hổ, Báo săn mồi, vồ mồi; Nhện giăng l­ới bẫy côn trùng.

Nuôi thú săn mồi (chó săn, chim săn mồi, rái cá săn cá)

Bảo vệ lãnh thổ

Các loài thú rừng thư­ờng chiếm vùng lãnh thổ riêng.

Biện pháp bảo vệ và khai thác các loài thú quý hiếm. Nuôi động vật giữ nhà.

Sinh sản

Ve vãn, ấp trứng và đẻ trứng.

Chăn nuôi.

Di c­ư

Các đàn chim Sếu di cư­ theo mùa.

Săn bắt, bảo vệ chim thú.

Xã hội thứ bậc

 

Các loài thú sống thành bầy đàn và có thứ bậc.

Khai thác, bảo vệ chim thú.

Xã hội vị tha

Ong thợ lao động để phục vụ cho sự sinh sản của Ong chúa.

Nghề nuôi Ong.

 

VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời sống sản suất:

- Trong chăn nuôi: Sử dụng chó, mèo để bắt chuột, trông coi nhà cửa... Tạo ra nòi chó săn, chó nghiệp vụ trinh sát, phòng chống tội phạm.

- Trong nông nghiệp: Lợi dụng tập tính của côn trùng, sâu bọ để tiêu diệt sâu hại cây trồng.

- Ngoài ra có thể tạo ra những côn trùng đực gây hại bất thụ.