BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. KHÁI NIỆM  MÔI TR­ƯỜNG TRONG VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

1. Khái niệm môi tr­ường trong

- Môi tr­ường ngoài là môi tr­ường trong đó sinh vật sinh sống.

-  Môi tr­ường trong là môi tr­ường bao quanh tế bào, từ  đó tế bào nhận chất dinh d­ưỡng và thải chất thải.

2. Khái niệm cân bằng nội môi

- Là duy trì sự ổn định của môi tr­ường trong.

- Khi các điều kiện lí hoá của môi trư­ờng trong thay đổi và không duy trì đ­ược sự ổn định bình th­ường thì gọi là mất cân bằng nội môi.

II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của ba bộ phận:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích.

- Bộ phận điều khiển.

- Bộ phận thực hiện

Bộ phận

Các cơ quan

Chức năng

Tiếp nhận kích thích

Các thụ quan : Mạch máu, da

Biến kích thích từ môi trường thành xung thần kinh truyêng về bộ phận điều khiển

Điều khiển

- Trung ương thần kinh

- Tuyến nội tiết

Điều khiển hoạt động của các cơ quan thực hiện

Thực hiện

Thận, gan, mạch máu

Tăng hoặc giảm hoạt động


 

III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu:

   1. Vai trò của thận:

      * Điều hòa lượng nước:

        - Khi áp suất thẩm thấu tăng, thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời uống nhiều nước do cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

       - Khi áp suất thẩm thấu giảm, thận tăng bài tiết nước tiểu để giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

      * Điều hòa muối khoáng: ( điều hòa hàm lượng Na+ trong máu).

        - Khi lượng Na+ giảm, thận sẽ tái hấp thu Na+.

        - Khi lượng Na+tăng sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát, uống nhiều nước, thận sẽ loại thải muối qua nước tiểu .

    2. Vai trò của gan:

      Gan có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó cân bằng ASTT.

-         Điều hòa glucôzơ huyết ( đường huyết).

-         Điều hòa prôtêin trong huyết tương.

IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.

      Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Các biến động của pH nội môi đều gây thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào.

      pH nội môi được duy trì ổn định nhờ các hệ đệm:

     - Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3.

    - Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/ NaHPO4-.

     - Hệ đệm prôtêinat (prôtêin) là hệ đệm mạnh nhất.