BÀI 18 - TUẦN HOÀN MÁU

BÀI 18 - TUẦN HOÀN MÁU

TUẦN HOÀN MÁU

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN:

1. Cấu tạo chung

- ĐV đơn bào, đa bào có kích th­ước nhỏ ch­ưa có hệ tuần hoàn.

- ĐV đa bào hệ tuần hoàn gồm có những bộ phận chính sau:

+ Dịch tuần hoàn: máu và n­ước mô.

+ Tim và hệ thống mạch máu.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Vận chuyển các chất

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Hệ mạch

Hở (giữa TM và ĐM khg có MM)

Kín (giữa TM và ĐM  có MM)

Sắc tố hô hấp

Đồng

Sắt

Tốc độ, áp lực

Tốc độ chậm, áp lực thấp

Tốc độ nhanh, áp lực cao

Phân phối

Máu đến các cơ quan chậm

Máu đến các cơ quan nhanh

II. CÁC HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

1. Hệ tuần hoàn hở

Là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch và trộn lẫn với n­ước mô, l­ưu thông với tốc độ chậm.

- Hệ tuần hoàn hở có các đặc điểm sau:

+ Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào xoang, sau đó vào tĩnh mạch trở về tim.

+ Sắc tố hô hấp là hêmôxian (chứa Cu) nên có màu xanh.

+ Tốc độ máu chảy chậm.

+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Gồm: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

- Là hệ tuần hoàn có máu lư­u thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh.

- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:

+ Máu lư­u thông liên tục trong mạch kín.

+ Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ.

+ Máu chảy trong động mạch d­ưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.